Việc xác định ưu đãi đầu tư trong trường hợp sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được hướng dẫn bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư như thế nào?
- Việc xác định ưu đãi đầu tư trong trường hợp sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được hướng dẫn mới nhất bởi Bộ Kế hoạch và đầu tư như thế nào?
- Trường hợp thay đổi địa giới hành chính thì việc xác định địa bàn ưu đãi đầu tư được thực hiện như thế nào?
- Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư thì được bảo đảm thực hiện như thế nào?
Việc xác định ưu đãi đầu tư trong trường hợp sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được hướng dẫn mới nhất bởi Bộ Kế hoạch và đầu tư như thế nào?
Tại khoản 3 Công văn 6183/BKHĐT-KTĐPLT năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về việc xác định ưu đãi đầu tư trong trường hợp sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã như sau:
Việc xác định địa bàn ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi địa giới hành chính được quy định tại Điều 21 Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2020. Chính sách bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật được quy định Điều 13 Luật Đầu tư 2020 và Điều 4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quy định tại Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 làm thay đổi về địa bàn ưu đãi đầu tư, việc xác định địa bàn ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi địa giới hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định 31/2021/NĐ-CP nêu trên.
Trường hợp việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quy định tại Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 làm ảnh hưởng đến các ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì xem xét thực hiện việc bảo đảm đầu tư theo quy định tại các Điều 13 Luật Đầu tư 2020 và Điều 4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP nêu trên trong từng trường hợp cụ thể.
Việc xác định ưu đãi đầu tư trong trường hợp sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được hướng dẫn mới nhất bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư như thế nào? (Hình từ internet)
Trường hợp thay đổi địa giới hành chính thì việc xác định địa bàn ưu đãi đầu tư được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, trường hợp thay đổi địa giói hành chính thì việc xác định địa bản ưu đãi đầu tư được thực hiện như sau:
Đơn vị hành chính mới được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính do sắp xếp, điều chỉnh địa giới của các đơn vị hành chính cấp xã thuộc các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nhưng chưa được quy định là địa bàn ưu đãi đầu tư thì thực hiện như sau:
- Đơn vị hành chính mới thành lập được xác định là địa bàn ưu đãi đầu tư tính theo đa số của số đơn vị hành chính cấp xã đang hưởng;
- Trường hợp số đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn bằng nhau thì đơn vị hành chính mới thành lập được xác định là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Trường hợp số đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư bằng nhau thì đơn vị hành chính mới thành lập được xác định là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
- Trường hợp số đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư bằng nhau thì đơn vị hành chính mới thành lập được xác định là điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư thì được bảo đảm thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đang áp dụng đối với nhà đầu tư trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực, nhà đầu tư được bảo đảm thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 13 của Luật Đầu tư 2020.
Tại Điều 13 Luật Đầu tư 2020, quy định như sau:
Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư, trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 20 của Luật này.
2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.
4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;.
b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.
Như vậy, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đang áp dụng đối với nhà đầu tư trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực, nhà đầu tư được bảo đảm thực hiện ưu đãi đầu tư như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?