Văn khấn Thanh minh ngoài mộ 2025 ông bà tổ tiên, thần linh, thổ địa? Văn khấn thần linh thổ địa tại nghĩa trang?
Văn khấn Thanh minh ngoài mộ 2025 ông bà tổ tiên, thần linh, thổ địa? Văn khấn thần linh thổ địa tại nghĩa trang?
Văn khấn Thanh minh ngoài mộ 2025 ông bà tổ tiên, thần linh, thổ địa như sau:
Văn khấn Thanh minh ngoài mộ 2025 thần linh, thổ địa
(Đọc đầu tiên khi làm lễ, hướng về bàn thờ thần linh hoặc nơi trang trọng trong nghĩa trang)
"Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy:
Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát
Thần hoàng bản thổ cai quản nơi đây
Thổ địa chính thần, Long mạch tôn thần
Tiền chủ, Hậu chủ khu đất này
Hôm nay là ngày... tháng... năm Ất Tỵ (2025), tiết Thanh Minh minh.
Tín chủ con là... (đọc đầy đủ họ tên chủ lễ), ngụ tại... (địa chỉ)
Nhân dịp đầu xuân, tiết trời trong sáng, con cùng gia quyến thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật dâng lên trước án.
Cúi xin:
Các vị thần linh phù hộ độ trì cho khu đất này được yên lành
Cho phép chúng con được sửa sang, tảo mộ tổ tiên
Bảo vệ phần mộ không bị xâm phạm, hư hại
Chúng con nguyện giữ gìn nơi an nghỉ trang nghiêm, sạch sẽ.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)"
Văn khấn Thanh minh ngoài mộ 2025 ông bà tổ tiên
(Sau khi khấn thần linh, quay về phía mộ phần gia tiên để khấn)
"Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy:
Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ
Nội ngoại Gia tiên họ... (đọc họ gia tộc)
Cụ... (đọc tên người trong mộ nếu biết)
Hôm nay nhân tiết Thanh Minh, con cháu chúng con thành kính:
Dọn dẹp cỏ dại, sửa sang mộ phần
Dâng nén hương thơm, hoa tươi quả tốt
Bày tỏ lòng hiếu kính, nhớ ơn tiên tổ
Cúi xin hương linh:
Vui lòng về chứng giám lòng thành
Phù hộ cho con cháu: sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt
Gia đạo bình an, trên thuận dưới hòa
Chúng con nguyện giữ gìn gia phong, đèn nhang phụng thờ.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)"
Lưu ý: Có thể điều chỉnh lời khấn cho phù hợp với phong tục địa phương. Thông tin mang tính chất tham khảo.
Văn khấn Thanh minh ngoài mộ 2025 ông bà tổ tiên, thần linh, thổ địa? Văn khấn thần linh thổ địa tại nghĩa trang? (Hình từ Internet)
Tết Thanh minh có phải là ngày lễ lớn trong nước không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn trong nước như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, nước ta có 7 ngày lễ lớn nêu trên. Do đó ngày Tết Thanh minh không phải là ngày lễ lớn trong nước.
Người lao động có được nghỉ vào Tết Thanh minh không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Bệnh cạnh đó tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo như quy định trên, Tết Thanh Minh không nằm trong các ngày được nghỉ lễ, tết theo quy định.
Vậy nên, người lao động không được nghỉ vào ngày này. Tuy nhiên, nếu ngày Tết Thanh Minh trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ theo dạng nghỉ hằng tuần.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hội nghị tập thể quân nhân về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được tổ chức bao lâu một lần theo quy định?
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo quy định mới? Chính phủ chịu trách nhiệm trước cơ quan nào?
- Có được đổi màu sơn xe máy không? Nếu được thì hồ sơ và thủ tục đăng ký đổi màu sơn xe máy là gì?
- Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2025?
- Cảm nghĩ của em về ngày Giỗ tổ Hùng Vương? Nêu cảm nghĩ của em về Đền Hùng? Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về Đền Hùng?