Uống vitamin A cho trẻ từ mấy tháng tuổi? Danh sách các tỉnh bổ sung Vitamin A cho trẻ em trong tháng 6/2023?
Uống vitamin A cho trẻ từ mấy tháng tuổi?
Ngày 27/5/2023, Bộ Y tế vừa ban hành Công văn 3232/BYT-BMTE năm 2023 tải về việc tổ chức chiến dịch bổ sung Vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ em, đợt 1 năm 2023.
Theo đó, tại Công văn có hướng dẫn độ tuổi uống vitamin A cho trẻ như sau:
Trẻ em từ 6 tháng - 59 tháng tuổi được uống Vitamin A kết hợp với tẩy giun 2 lần/năm
Đồng thời tại Công Văn cũng nêu rõ yêu cầu của Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện nội dung sau:
- Chiến dịch bổ sung Vitamin A cho trẻ em từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi kết hợp với tẩy giun cho trẻ 24 tháng đến 59 tháng tuổi tại 22 tỉnh khó khăn; bổ sung Vitamin A cho trẻ em từ 6 tháng đến 35 tháng tuổi tại 41 tỉnh/thành phố còn lại. Căn cứ điều kiện thực tế, xây dựng kế hoạch cụ thể và chủ động tổ chức chiến dịch phù hợp, đảm bảo tất cả trẻ em trong độ tuổi được bổ sung Vitamin A và tẩy giun theo hướng dẫn.
- Tiếp tục duy trì hoạt động uống Vitamin A cho trẻ em 6 tháng đến 59 tháng tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A (tiêu chảy kéo dài, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm sởi và suy dinh dưỡng nặng).
- Việc tổ chức triển khai chiến dịch bổ sung Vitamin A theo đúng hướng dẫn chuyên môn; đảm bảo đủ cơ số Vitamin A, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ em.
- Tăng cường truyền thông phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng, thiếu Vitamin A cho người dân. Thực hiện lồng ghép hoạt động truyền thông phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng với các hoạt động truyền thông nâng cao sức khỏe và phòng chống dịch bệnh.
- Viện Dinh dưỡng chủ trì xây dựng kế hoạch phân bổ Vitamin A và hướng dẫn chuyên môn để triển khai thực hiện chiến dịch bổ sung Vitamin A.
- Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương chủ trì xây dựng kế hoạch phân bổ thuốc tẩy giun và hướng dẫn chuyên môn để triển khai thực hiện hoạt động tẩy giun cho trẻ em trong chiến dịch.
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức chiến dịch tại địa phương, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố và tổ chức triển khai, thực hiện; báo cáo kết quả thực hiện chiến dịch theo hướng dẫn về Bộ Y tế (qua Viện Dinh dưỡng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế.
Uống vitamin A cho trẻ từ mấy tháng tuổi? Danh sách các tỉnh bổ sung Vitamin A cho trẻ em trong tháng 6/2023? (Hình từ Internet)
Danh sách các tỉnh bổ sung Vitamin A cho trẻ em trong tháng 6/2023?
Tại Công văn 3232/BYT-BMTE năm 2023 tải có nêu rõ danh sách các tỉnh bổ sung Vitamin A cho trẻ em trong tháng 6/2023 như sau:
Danh sách các tỉnh bổ sung Vitamin A cho trẻ em từ 6-59 tháng tuổi và tẩy giun cho trẻ em từ 24-59 tháng tuổi trong chiến dịch đợt 1 năm 2023
1. Bắc Kạn
2. Bắc Giang
3. Bình Phước
4. Bình Thuận
5. Cao Bằng
6. Đăk Lăk
7. Đăk Nông
8. Điện Biên
9. Gia Lai
10. Hà Giang
11. Hà Tĩnh
12. Kon Tum
13. Lai Châu
14. Lào Cai
15. Nghệ An
16. Phú Yên
17. Quảng Bình
18. Quảng Nam
19. Quảng Trị
20. Sơn La
21. Thanh Hóa
22. Yên Bái
Danh sách các tỉnh bổ sung Vitamin A cho trẻ em 6-35 tháng tuổi trong chiến dịch đợt 1 năm 2023
Nhà nước đã có những chính sách nào để bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Trẻ em 2016 quy định như sau:
Bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em
1. Nhà nước có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi; chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định của pháp luật.
3. Ưu tiên tư vấn, bảo vệ, chăm sóc về sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em bị xâm hại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
4. Nhà nước có chính sách, biện pháp tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là tử vong trẻ sơ sinh; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.
5. Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế phù hợp với độ tuổi, nhóm đối tượng và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
6. Nhà nước có chính sách, biện pháp để trẻ em được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh và điều kiện vệ sinh cơ bản, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
7. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ủng hộ, đầu tư nguồn lực để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Theo đó, Nhà nước đã có những chinh sách ưu tiên để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?