UBTVQH đánh giá về tình trạng, chất lượng giáo viên cục bộ, giáo viên dạy học các môn học mới như thế nào?

UBTVQH đánh giá về tình trạng, chất lượng giáo viên cục bộ, giáo viên dạy học các môn học mới như thế nào? Thắc mắc của chị T.H ở Bình Định.

UBTVQH đánh giá về tình trạng, chất lượng giáo viên cục bộ, giáo viên dạy học các môn học mới như thế nào?

Căn cứ tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 năm 2023, UBTVQH đánh giá về tình trạng, chất lượng giáo viên cục bộ, giáo viên dạy học các môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông mới như sau:

- Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và thiếu giáo viên dạy các môn học mới diễn ra phổ biến. Cả nước còn thiếu 62.877 giáo viên phổ thông; thừa cục bộ 5.091 giáo viên.

- Từ nay đến năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học thiếu 6.621 giáo viên môn Tin học và 5.780 giáo viên môn Ngoại ngữ; cấp trung học cơ sở thiếu 6.631 giáo viên môn Lịch sử và Địa lý, thừa cục bộ 375 giáo viên; thiếu 2.366 giáo viên môn Khoa học tự nhiên, thừa cục bộ 4.627 giáo viên; thiếu 4.321 giáo viên môn Nghệ thuật, thừa cục bộ 885 giáo viên.

- Cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền; chưa đồng bộ giữa cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, nhất là đối với một số môn học mới. Chất lượng giáo viên không đồng đều.

- Công tác tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán, giáo viên đại trà để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai trong thời gian ngắn, hiệu quả chưa cao, nhất là hình thức tập huấn trực tuyến.

- Việc tuyển dụng giáo viên phổ thông gặp khó khăn, vướng mắc, nhất là giáo viên môn Âm nhạc, Nghệ thuật đạt chuẩn. Năm học 2021-2022, cả nước có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành giáo dục.

UBTVQH đánh giá về tình trạng, chất lượng giáo viên cục bộ, giáo viên dạy học các môn học mới như thế nào? (Hình từ internet)

Quy định về nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông mới thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 năm 2023, quy định về các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo viên dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông mới như sau:

- Thực hiện tốt việc phân bổ, quản lý và sử dụng biên chế giáo viên theo Quyết định 72-QĐ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026.

- Tập trung tuyển dụng đủ giáo viên theo biên chế được phân bổ. Chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc trong tuyển dụng giáo viên dạy các môn học mới. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ.

- Nâng cao chất lượng đào tạo ngành sư phạm. Tổ chức đào tạo đủ nguồn giáo viên dạy các môn học mới. Nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên; phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên cốt cán. Có chính sách hỗ trợ giáo viên ngoài công lập tập huấn, bồi dưỡng về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

- Xây dựng và phê duyệt Đề án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu đến năm 2025; tập trung đầu tư kiên cố hóa trường học, xóa phòng học tạm; phát triển trường học, phòng học ở các khu vực có dân số tăng nhanh, bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Khẩn trương mua sắm đầy đủ, kịp thời, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học.

- Tiếp tục ưu tiên, thực hiện nghiêm việc bố trí đầy đủ ngân sách cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là kinh phí triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nhất là nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt. Ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

- Đề xuất hình thức hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho địa phương chưa cân đối được ngân sách để đầu tư cho cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong giai đoạn 2023 – 2025 và các năm tiếp theo.

- Rà soát, đánh giá chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 sẽ áp dụng cho học sinh lớp mấy trong năm học 2023-2024?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Như vậy, căn cứ theo như quy định trên, năm học 2023-2024 sẽ áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đối với học sinh lớp 1,2,3,6,7,10 và đặc biệt các lớp 4, lớp 8 và lớp 11 sẽ là lần đầu tiên được áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Các lớp còn lại gồm lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ được áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào năm học 2024-2025.

Giáo viên Tải trọn bộ các quy định về Giáo viên hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường trung cấp chuyên nghiệp kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp thì được giảm định mức giờ dạy là bao nhiêu?
Pháp luật
Hướng dẫn minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT năm 2024 mới nhất đầy đủ, chi tiết?
Pháp luật
Giáo viên phải chuẩn bị những loại sổ sách gì trong năm học 2022-2023? Quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh?
Pháp luật
Phụ lục I Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mới nhất 2024? Có bao nhiêu tiêu chuẩn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên?
Pháp luật
Giáo viên nghiện ma túy có bị buộc thôi việc hay không? Giáo viên bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì có được thi công chức không?
Pháp luật
Cơ sở tính định mức giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập theo vùng năm 2024 thế nào?
Pháp luật
Đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở khi tuyển dụng giáo viên yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo đúng cấp học đúng không?
Pháp luật
Giáo viên trung học phổ thông dạy đủ 17 tiết và phải trực thêm 4 buổi tại cơ quan thì có hợp lý không? Có con nhỏ dưới 12 tháng có được ưu tiên gì không?
Pháp luật
Nguyên tắc trả lương làm thêm giờ cho viên chức giáo viên như thế nào? Có bắt buộc phải trả theo kỳ không?
Pháp luật
Giáo viên hợp đồng trong trường công lập nộp đơn xin thôi việc trong thời gian nghỉ hè có được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo viên
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
649 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào