Tuyển sinh 2023: thí sinh chỉ cần đăng ký xét tuyển theo ngành, không cần đăng ký cả phương thức xét tuyển như năm 2022?
Thí sinh chỉ cần đăng ký xét tuyển theo ngành, không cần đăng ký cả phương thức xét tuyển như năm 2022?
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 3/3, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị tuyển sinh năm 2023. Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết công tác tuyển sinh năm 2022 cơ bản được giữ ổn định như các năm gần đây.
Từ năm 2023, Bộ tiếp tục thực hiện việc đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển, giảm nhầm lẫn cho thí sinh. Theo đó, thí sinh chỉ cần đăng ký xét tuyển theo ngành, không cần đăng ký cả phương thức xét tuyển như năm 2022. Thí sinh có thể trúng tuyển theo bất kỳ phương thức nào vào ngành mình đăng ký nếu đủ điều kiện.
Những đổi mới trong quy chế tuyển sinh và hệ thống công nghệ đã mang lại những kết quả tích cực. Thí sinh được hưởng lợi nhiều nhất khi thực hiện thuận tiện các thủ tục trên hệ thống trực tuyến, đồng thời được bảo đảm cơ hội trúng tuyển cao nhất vào ngành, trường theo nguyện vọng và năng lực.
Năm 2023, công tác tuyển sinh về cơ bản giữ ổn định. Từ năm nay, thí sinh chỉ cần đăng ký xét tuyển theo ngành, không cần đăng ký cả phương thức xét tuyển như năm 2022. Thí sinh có thể trúng tuyển theo bất kỳ phương thức nào vào ngành mình đăng ký nếu đủ điều kiện.
Bộ cũng áp dụng điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ giảm dần. Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.
Tuyển sinh 2023: thí sinh chỉ cần đăng ký xét tuyển theo ngành, không cần đăng ký cả phương thức xét tuyển như năm 2022? (Hình từ Internet)
Thi tốt nghiệp THPT gồm những môn gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định thành phần bài thi tốt nghiệp THPT như sau:
Tổ chức thi 05 bài thi, gồm:
- 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.
- 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học.
- 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.
Đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy chế thi ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT gồm:
- Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi.
- Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước.
- Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.
- Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi như sau:
- Công chức, viên chức và nhân viên tham gia kỳ thi phải là người:
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm cao;
+ Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
+ Không đang trong thời gian bị kỷ luật về Quy chế thi.
- Những người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ (gọi chung là người thân) dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không được tham gia công tác ra đề thi cho kỳ thi và không được tham gia tổ chức thi tại địa phương nơi có người thân dự thi.
- Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, những người tham gia ra đề thi và chấm thi tự luận phải là người có năng lực chuyên môn tốt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?