Từ 1/8/2024, đối tượng nào được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế?
- Từ 1/8/2024, đối tượng nào được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế?
- Nguyên tắc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế ra sao?
- Rà soát đất quốc phòng, an ninh kết hợp với sản xuất, xây dựng kinh tế trong quy hoạch sử dụng đất theo quy định ra sao?
Từ 1/8/2024, đối tượng nào được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế?
Căn cứ Điều 81 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về đối tượng sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế bao gồm:
(1) Đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
(2) Doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý.
(3) Tổ chức, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo quy định tại khoản 4 Điều 260 Luật Đất đai 2024.
Từ 1/8/2024, đối tượng nào được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế? (Hình ảnh Internet)
Nguyên tắc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế ra sao?
Căn cứ Điều 82 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế như sau:
- Đơn vị, doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý khi sử dụng đất kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế gắn với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì phải lập phương án sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm.
Trường hợp sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức giáo dục; lao động, cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân; rèn luyện, tăng gia sản xuất cải thiện đời sống; dịch vụ hỗ trợ hậu cần - kỹ thuật thì không phải nộp tiền sử dụng đất.
- Tiền sử dụng đất hằng năm được xác định trên cơ sở diện tích đất sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo phương án được phê duyệt, giá đất theo bảng giá, tỷ lệ % đơn giá sử dụng đất hằng năm và tỷ lệ doanh thu ngoài nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.
- Các khoản thu theo quy định tại Nghị định này phải được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước và phải lập dự toán thu, chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, trong đó ưu tiên chi cho các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh và giải quyết tồn đọng, chế độ, chính sách đối với các đối tượng khi thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý.
- Khi cần sử dụng đất để thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chấm dứt phương án sử dụng đất tại các đơn vị, doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý; các tổ chức, cá nhân liên quan phải bàn giao lại đất cho các đơn vị, doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý để thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.
Việc xử lý tài sản và các công trình phát sinh (nếu có) thực hiện theo phương án sử dụng đất đã được phê duyệt và quy định của pháp luật có liên quan.
Rà soát đất quốc phòng, an ninh kết hợp với sản xuất, xây dựng kinh tế trong quy hoạch sử dụng đất theo quy định ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 83 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế như sau:
Việc tổ chức rà soát đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế trong quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định sau đây:
(1) Đối với khu đất có giá trị kinh tế lớn không còn nhu cầu cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về việc chuyển mục đích sử dụng đất để phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất.
Khu đất có giá trị kinh tế lớn quy định tại điểm này là khu đất có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên tính theo giá đất trong bảng giá đất do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo mục đích sử dụng thể hiện trong quy hoạch đã được phê duyệt;
(2) Đối với khu đất không còn nhu cầu cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội và quản lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại (1);
(3) Đối với khu đất cần thiết cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh do doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn đang sử dụng thì thực hiện theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?