Từ 01/7/2024, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng?
Từ 01/7/2024, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định về thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng như sau:
(1) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng, trừ quỹ tín dụng nhân dân:
(i) Đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 vào kiểm soát đặc biệt;
(ii) Hình thức kiểm soát đặc biệt;
(iii) Thành lập Ban kiểm soát đặc biệt;
(iv) Thời hạn kiểm soát đặc biệt;
(v) Thông báo về kiểm soát đặc biệt;
(vi) Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt;
(vii) Gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt;
(viii) Chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
(ix) Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và Thông tư 39/2024/TT-NHNN.
(2) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn:
- Các nội dung quy định tại (i), (ii), (iii), (iv), (v), (vi), (vii) và (viii) của (1).
- Các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 163, khoản 4 và khoản 5 Điều 166, khoản 9 Điều 167, khoản 3 và khoản 5 Điều 169, khoản 3 Điều 172, khoản 2, 5 và 6 Điều 174, khoản 2 Điều 176, khoản 3 và khoản 4 Điều 178, khoản 2 và khoản 3 Điều 187 (trừ nội dung quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-NHNN), khoản 3 Điều 188 (trừ nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-NHNN), khoản 3 và khoản 4 Điều 190 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
(3) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) các nội dung sau đây đối với quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn:
- Trình Chính phủ quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt quy định tại khoản 4 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Chấp thuận biện pháp hỗ trợ vượt thẩm quyền quy định tại điểm i khoản 1 Điều 171, khoản 11 Điều 174 và khoản 3 Điều 187 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Các nội dung khác vượt thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quy định tại Thông tư 39/2024/TT-NHNN và pháp luật có liên quan.
Từ 01/7/2024, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng? (Hình ảnh Internet)
Quyết định kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định Quyết định kiểm soát đặc biệt bao gồm các nội dung sau đây:
(1) Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
(2) Lý do đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt.
(3) Thời hạn kiểm soát đặc biệt.
(4) Hình thức kiểm soát đặc biệt, nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
(5) Họ, tên, chức danh từng thành viên Ban kiểm soát đặc biệt, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt, Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác của Ban kiểm soát đặc biệt.
(6) Việc sử dụng con dấu của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả con dấu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
(7) Việc chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt; việc chuyển khoản vay của quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng hợp tác xã thành khoản vay đặc biệt.
(8) Nội dung khác.
Thời hạn để gia hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định về gia hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng như sau:
Gia hạn kiểm soát đặc biệt
1. Căn cứ vào thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, chậm nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) xem xét, quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 3 Thông tư này.
Như vậy, thời hạn để gia hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng là chậm nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt.
Ngoài ra, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?