Từ 01/10/2024 ngừng giao dịch chứng khoán online nếu không cập nhật CCCD theo Công văn 4501/UBNCK-CNTT?
Từ 01/10/2024 ngừng giao dịch chứng khoán online nếu không cập nhật CCCD theo Công văn 4501/UBNCK-CNTT?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có Công văn 4501/UBCK-CNTT tải về việc rà soát, chuẩn hóa dữ liệu nhà đầu tư.
Theo đó, nội dung văn bản nêu rõ UBCKNN đề nghị các đơn thực hiện các nội dung chuẩn hóa dữ liệu của nhà đầu tư cá nhân như sau:
- Dựa trên kết quả đối soát dữ liệu từ C06, đối với các nhà đầu tư có thông tin không trùng khớp với thông tin trên căn cước công dân/căn cước (CCCD), đề nghị các đơn vị thực hiện như sau:
+ Khẩn trương liên hệ và yêu cầu nhà đầu tư cá nhân xác thực và cập nhật thông tin theo thông tin trên CCCD.
+ Thực hiện các giải pháp, công nghệ để thu thập, kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo sự khớp đúng giữa thông tin nhận biết nhà đầu tư với các thông tin tương ứng của CCCD của nhà đầu tư.
Kết quả chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu nhà đầu tư, báo cáo về UBCKNN và VSDC trước ngày 31/08/2024.
- Đối với trường hợp không nhận được phản hồi của nhà đầu tư tính từ thời điểm báo cáo trên thì các đơn vị tiếp tục triển khai để xác thực, cập nhật thông tin và hoàn thành, báo cáo về UBCKNN và VSDC trước ngày 30/09/2024.
Kể từ ngày 1/10/2024, để đảm bảo nguyên tắc giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán theo quy định tại Điều 4 Thông tư 134/2017/TT-BTC, trong trường hợp thông tin nhà đầu tư tại công ty chứng khoán chưa khớp với thông tin trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, nhà đầu tư chỉ được giao dịch trực tiếp tại văn phòng của công ty chứng khoán và không được giao dịch trực tuyến.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu này, một loạt công ty chứng khoán đã gửi thông báo đề nghị nhà đầu tư cập nhật thông tin căn cước công dân để đảm bảo hoạt động giao dịch thuận lợi, thông suốt.
Từ 01/10/2024 ngừng giao dịch chứng khoán online nếu không cập nhật CCCD theo Công văn 4501/UBNCK-CNTT?
Nguyên tắc giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 134/2017/TT-BTC quy định hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến là hoạt động giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua hệ thống công nghệ thông tin và môi trường mạng Internet, mạng viễn thông hoặc các mạng mở khác, bao gồm: Giao dịch chứng khoán giữa nhà đầu tư và các tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến; giao dịch chứng khoán giữa thành viên giao dịch và Sở giao dịch chứng khoán; giao dịch liên quan đến chứng khoán giữa thành viên lưu ký, thành viên bù trừ và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
Đồng thời, tại Điều 4 Thông tư 134/2017/TT-BTC quy định nguyên tắc giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán như sau:
Nguyên tắc giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán
Giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, công bằng, công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả và phù hợp với Luật Giao dịch điện tử, Luật An toàn thông tin mạng, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, việc thưc hiện giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, công bằng, công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả và phù hợp với các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Các rủi ro xảy ra khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 134/2017/TT-BTC quy định nội dung sau:
Công bố thông tin trong hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến
1. Trang thông tin điện tử chính thức và phần mềm ứng dụng phục vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho nhà đầu tư của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ phải công bố các quy định về dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến và những rủi ro có thể xảy ra khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến. Các rủi ro bao gồm:
a) Trong khi truyền tải qua mạng internet, lệnh giao dịch có thể bị treo, bị ngừng, bị trì hoãn hoặc có lỗi dữ liệu;
b) Việc nhận dạng các tổ chức hoặc nhà đầu tư có thể không chính xác, lỗi về bảo mật có thể xảy ra;
c) Giá cả thị trường và các thông tin chứng khoán khác có thể có lỗi hoặc sai lệch;
d) Những rủi ro có thể xảy ra của các phương thức xác thực đặt lệnh cho nhà đầu tư;
đ) Những rủi ro khác mà các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ thấy cần thiết phải công bố.
2. Sở giao dịch chứng khoán công bố trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán quy định pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán và các văn bản quy định về hoạt động giao dịch điện tử do Sở giao dịch chứng khoán ban hành.
...
Theo đó, các rủi ro có thể xảy ra khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến, bao gồm:
- Trong khi truyền tải qua mạng internet, lệnh giao dịch có thể bị treo, bị ngừng, bị trì hoãn hoặc có lỗi dữ liệu;
- Việc nhận dạng các tổ chức hoặc nhà đầu tư có thể không chính xác, lỗi về bảo mật có thể xảy ra;
- Giá cả thị trường và các thông tin chứng khoán khác có thể có lỗi hoặc sai lệch;
- Những rủi ro có thể xảy ra của các phương thức xác thực đặt lệnh cho nhà đầu tư;
- Những rủi ro khác mà các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ thấy cần thiết phải công bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?