Trường tiểu học bị giải thể trong trường hợp nào theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP từ 20/11/2024?
Trường tiểu học bị giải thể trong trường hợp nào theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP từ 20/11/2024?
Tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định trường tiểu học bị giải thể trong các trường hợp sau:
Giải thể trường tiểu học
1. Trường tiểu học bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường tiểu học.
3. Hồ sơ:
a) Trường tiểu học bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
Minh chứng về việc trường tiểu học vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;
...
Tại khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019 quy định trường tiểu học bị giải thể trong các trường hợp từ ngày 20/11/2024 như sau:
- Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường.
- Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.
- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Không bảo đảm chất lượng giáo dục.
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.
Trường tiểu học bị giải thể trong trường hợp nào theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP từ 20/11/2024?
Thủ tục giải thể trường tiểu học theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP từ 20/11/2024 như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về thủ tục giải thể trường tiểu học từ 20/11/2024 như sau:
- Trường tiểu học bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019:
Trường hợp phát hiện hoặc có văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra về việc trường tiểu học vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn trong thời hạn 20 ngày, tiến hành kiểm tra xác minh, lập hồ sơ đề nghị giải thể trong đó nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho trường tiểu học và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc giải thể trường tiểu học.
- Trường tiểu học giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 125/2024/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp tới Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường tiểu học, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc giải thể trường tiểu học; nếu chưa quyết định giải thể thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
- Quyết định giải thể trường tiểu học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) tại đây được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Mục đích của giáo dục tiểu học là gì?
Tại Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo quy định trên, mục đích giáo dục tiểu học như sau:
- Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh;
- Chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Lưu ý: Nghị định 125/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Một cá nhân có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của cả hai công ty cổ phần hay không?
- Những đối tượng nào được giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý? Trường hợp thay đổi nơi tập sự thì có phải tính lại thời gian tập sự không?
- Người lao động nhận được chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên khi nào? Có thể bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nào?
- Giảm thuế GTGT 2% 6 tháng đầu năm 2025 đối với hàng hóa dịch vụ nào theo dự thảo Nghị quyết giảm thuế GTGT?
- Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với bên mời quan tâm trong đấu thầu trực tiếp thực hiện như thế nào?