Trường hợp nào viên chức sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập?
Viên chức sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức 2010 được bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 và thay thế cụm từ bởi điểm b khoản 12 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;
c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;
đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
e) Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.
Như vậy, viên chức sẽ bị đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi thuộc một trong 6 trường hợp nêu trên.
Trường hợp nào viên chức sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập?
Hợp đồng làm việc của viên chức với đơn vị sự nghiệp công lập sẽ gồm những nội dung nào?
Căn cứ vào Điều 26 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.
Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;
c) Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
e) Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);
g) Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
h) Chế độ tập sự (nếu có);
i) Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
l) Hiệu lực của hợp đồng làm việc;
m) Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức.
3. Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó.
Theo như quy định trên thì hợp đồng làm việc của viên chức với đơn vị sự nghiệp công lập sẽ gồm có những nội dung chính như sau:
- Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
- Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.
Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;
- Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
- Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);
- Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
- Chế độ tập sự (nếu có);
- Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Hiệu lực của hợp đồng làm việc;
- Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thay đổi vị trí việc làm của viên chức trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 32 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Thay đổi vị trí việc làm
1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.
2. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này.
Như vậy, trong trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và viên chức đáp ứng được tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí đó thì sẽ được thay đổi vị trí việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?