Trường hợp nào phải thông báo kế hoạch tổ chức đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm?
Những trường hợp nào phải thông báo kế hoạch tổ chức đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 05/2024/TT-BYT quy định như sau:
Thông báo kế hoạch tổ chức đàm phán giá
1. Căn cứ khả năng tổ chức triển khai thực hiện đàm phán giá, Đơn vị đàm phán giá xây dựng kế hoạch tổ chức đàm phán giá gồm các nội dung tối thiểu sau đây:
a) Số đợt tiến hành đàm phán giá trong năm;
b) Danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm sẽ thực hiện đàm phán giá trong mỗi đợt;
c) Thời gian dự kiến bắt đầu tổ chức đàm phán giá và thời gian dự kiến kết thúc, công bố kết quả đàm phán giá.
Riêng đối với các thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc Danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá đã có kết quả đàm phán giá được công bố, Đơn vị đàm phán giá có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, xác định nhu cầu mua sắm và thực hiện tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá cho kỳ tiếp theo hoặc trong thời gian tối thiểu 06 tháng trước khi hết hiệu lực của thỏa thuận khung đã ký phải có văn bản thông báo cho các đơn vị, địa phương tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đơn vị đàm phán giá có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kế hoạch đàm phán giá, tình hình triển khai thực hiện đàm phán giá để các đơn vị, địa phương chủ động tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư này đối với các trường hợp sau đây:
a) Trước ngày 15 tháng 3 hàng năm thông báo kế hoạch tổ chức đàm phán giá theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Khi thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc Danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá không đáp ứng nguyên tắc, tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Đấu thầu và quy định tại Điều 1 Thông tư này;
c) Khi không kịp tiến độ tổ chức đàm phán giá;
d) Khi không điều tiết được theo quy định tại Điều 17 Thông tư này đối với một trong các trường hợp:
- Cơ sở y tế đã sử dụng hết số lượng thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được phân bổ trong thỏa thuận khung hoặc phát sinh nhu cầu sử dụng và vượt quá khả năng điều tiết theo quy định tại Điều 17 Thông tư này;
- Cơ sở y tế được thành lập sau khi hoàn thành việc tổng hợp nhu cầu mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm và vượt quá khả năng điều tiết theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
đ) Khi đàm phán giá không thành công;
e) Nhà thầu cung cấp thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm không còn khả năng thực hiện thỏa thuận khung, hợp đồng đã ký.
Theo đó, những trường hợp đơn vị đàm phán giá có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kế hoạch đàm phán giá, tình hình triển khai thực hiện đàm phán giá để các đơn vị, địa phương chủ động tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm gồm:
- Trước ngày 15 tháng 3 hàng năm thông báo kế hoạch tổ chức đàm phán giá;
- Khi thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc Danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá không đáp ứng nguyên tắc, tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Đấu thầu 2023 và quy định tại Điều 1 Thông tư 05/2024/TT-BYT;
- Khi không kịp tiến độ tổ chức đàm phán giá;
- Khi không điều tiết được theo quy định tại Điều 17 Thông tư 05/2024/TT-BYT đối với một trong các trường hợp:
+ Cơ sở y tế đã sử dụng hết số lượng thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được phân bổ trong thỏa thuận khung hoặc phát sinh nhu cầu sử dụng và vượt quá khả năng điều tiết theo quy định tại Điều 17 Thông tư 05/2024/TT-BYT;
+ Cơ sở y tế được thành lập sau khi hoàn thành việc tổng hợp nhu cầu mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm và vượt quá khả năng điều tiết theo quy định tại Điều 17 Thông tư 05/2024/TT-BYT.
+ Khi đàm phán giá không thành công;
+ Nhà thầu cung cấp thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm không còn khả năng thực hiện thỏa thuận khung, hợp đồng đã ký.
Trường hợp nào phải thông báo kế hoạch tổ chức đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm?
Đơn vị đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm có nhiệm vụ gì?
Theo Điều 3 Thông tư 05/2024/TT-BYT quy định hoạt động đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc Danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá quy định tại Điều 2 Thông tư 05/2024/TT-BYT do đơn vị được Bộ Y tế giao nhiệm vụ thực hiện (sau đây viết tắt là Đơn vị đàm phán giá) có nhiệm vụ như sau:
- Xây dựng, phê duyệt và thông báo kế hoạch tổ chức đàm phán giá;
- Xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm theo hình thức đàm phán giá;
- Xây dựng, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu;
- Tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất;
- Xây dựng và phê duyệt các phương án đàm phán giá;
- Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả đàm phán giá;
- Ký thỏa thuận khung hoặc ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu;
- Tham gia giám sát, điều tiết việc cung cấp, sử dụng các thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đã được lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá;
- Tham gia tất cả các bước của quy trình đàm phán giả và tổng hợp, cung cấp các thông tin liên quan trong quá trình thực hiện đàm phán giá;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng Bộ Y tế giao
Kế hoạch tổ chức đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm có những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 05/2024/TT-BYT quy định căn cứ khả năng tổ chức triển khai thực hiện đàm phán giá, Đơn vị đàm phán giá xây dựng kế hoạch tổ chức đàm phán giá gồm các nội dung tối thiểu sau đây:
- Số đợt tiến hành đàm phán giá trong năm;
- Danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm sẽ thực hiện đàm phán giá trong mỗi đợt;
- Thời gian dự kiến bắt đầu tổ chức đàm phán giá và thời gian dự kiến kết thúc, công bố kết quả đàm phán giá.
Riêng đối với các thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc Danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá đã có kết quả đàm phán giá được công bố, Đơn vị đàm phán giá có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, xác định nhu cầu mua sắm và thực hiện tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá cho kỳ tiếp theo hoặc trong thời gian tối thiểu 06 tháng trước khi hết hiệu lực của thỏa thuận khung đã ký phải có văn bản thông báo cho các đơn vị, địa phương tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định như sau:
Đơn vị đàm phán giá có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kế hoạch đàm phán giá, tình hình triển khai thực hiện đàm phán giá để các đơn vị, địa phương chủ động tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá theo quy định trên đối với các trường hợp:
- Trước ngày 15 tháng 3 hàng năm thông báo kế hoạch tổ chức đàm phán giá theo quy định trên;
- Khi thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc Danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá không đáp ứng nguyên tắc, tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Đấu thầu 2023 và quy định tại Điều 1 Thông tư 05/2024/TT-BYT;
- Khi không kịp tiến độ tổ chức đàm phán giá;
- Khi không điều tiết được theo quy định tại Điều 17 Thông tư 05/2024/TT-BYT đối với một trong các trường hợp:
+ Cơ sở y tế đã sử dụng hết số lượng thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được phân bổ trong thỏa thuận khung hoặc phát sinh nhu cầu sử dụng và vượt quá khả năng điều tiết theo quy định tại Điều 17 Thông tư 05/2024/TT-BYT;
+ Cơ sở y tế được thành lập sau khi hoàn thành việc tổng hợp nhu cầu mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm và vượt quá khả năng điều tiết theo quy định tại Điều 17 Thông tư 05/2024/TT-BYT.
- Khi đàm phán giá không thành công;
- Nhà thầu cung cấp thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm không còn khả năng thực hiện thỏa thuận khung, hợp đồng đã ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?