Trường hợp nào được coi là đình công hợp pháp? Những hành vi bị cấm trước, trong và sau đình công?
Thế nào là đình công?
Căn cứ theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Lao động 2019 quy định về khái niệm đình công cụ thể như sau:
Đình công
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Theo đó, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Khi người lao động đình công thì sẽ xảy ra hai trường hợp rằng người lao động đình công hợp pháp và người lao động đình công không hợp pháp.
Trong trường hợp người lao động đình công không hợp pháp thì sẽ không được bảo đảm quyền lợi. Người lao động chỉ được đảm bảo quyền lợi chính đáng khi đình công hợp pháp.
Trường hợp nào được coi là đình công hợp pháp? Những hành vi bị cấm trước, trong và sau đình công? (Hình từ internet)
Trường hợp nào là đình công hợp pháp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những trường hợp người lao động được quyền đình công cụ thể như sau:
Trường hợp người lao động có quyền đình công
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:
1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Theo đó, người lao động chỉ có quyền đình công trong hai trường hợp sau:
- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
- Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Trường hợp nào bị coi là đình công bất hợp pháp?
Đối với quy định về trường hợp bị coi là đình công không hợp pháp thì tại Điều 204 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
Trường hợp đình công bất hợp pháp
1. Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.
2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
5. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.
6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.
Như vậy, những trường hợp đình công không hợp pháp bao gồm:
(1) Không thuộc trường hợp được quyền đình công.
(2) Không do tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
(3) Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công.
Theo Điều 200 Bộ luật Lao động 2019 thì đình công phải trải qua trình tự cụ thể như sau: (1) Lấy ý kiến về đình công - (2) Ra quyết định đình công và thông báo đình công - (3) Tiến hành đình công. Nếu không đảm bảo trình tự này, cuộc đình công sẽ là bất hợp pháp.
(4) Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
(5) Tiến hành đình công ở những nơi không được đình công.
(6) Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Những hành vi nào bị cấm trước, trong và sau đình công?
Tại Điều 208 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công cụ thể như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công
1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, các hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công được nêu tại quy định trên.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?