Trong quy trình kiểm dịch y tế, những hàng hóa xuất nhập khẩu nào sẽ phải thực hiện kiểm tra thực tế?
- Hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch y tế biên giới là những loại hàng hóa nào? Ai là người kiểm dịch y tế hàng hóa?
- Trong quy trình kiểm dịch y tế, những hàng hóa xuất nhập khẩu nào sẽ phải thực hiện kiểm tra thực tế?
- Hàng hóa xuất nhập khẩu được kiểm tra thực tế những nội dung gì? Nếu phát hiện hàng hóa có vấn đề thì phải xử lý như thế nào?
Hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch y tế biên giới là những loại hàng hóa nào? Ai là người kiểm dịch y tế hàng hóa?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hàng hóa thuộc diện kiểm dịch y tế là các sản phẩm hữu hình có khả năng mang tác nhân gây bệnh, mang trung gian truyền bệnh truyền nhiễm được nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh qua cửa khẩu kể cả bưu phẩm, bưu kiện, hàng tiêu dùng trên phương tiện vận tải.
Theo đó, hàng hóa thuộc diện kiểm dịch y tế là hàng hóa có khả năng mang tác nhân gây bệnh, mang trung gian truyền bệnh truyền nhiễm được nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh qua cửa khẩu kể cả bưu phẩm, bưu kiện, hàng tiêu dùng trên phương tiện vận tải.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Kiểm dịch viên y tế là người thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế thuộc tổ chức kiểm dịch y tế biên giới bao gồm công chức, viên chức, nhân viên y tế và được gọi chung là kiểm dịch viên y tế.
Như vậy, kiểm dịch viên y tế là người thuộc tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thực hiện công việc kiểm dịch y tế biên giới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trong quy trình kiểm dịch y tế, những hàng hóa xuất nhập khẩu nào sẽ phải thực hiện kiểm tra thực tế? (Hình từ Internet).
Trong quy trình kiểm dịch y tế, những hàng hóa xuất nhập khẩu nào sẽ phải thực hiện kiểm tra thực tế?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa
1. Đối tượng kiểm tra:
Hàng hóa quy định tại khoản 1, 4 Điều 23, điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định này.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 89/2018/NĐ-CP và khoản 4 Điều 23 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý thông tin đối với hàng hóa
1. Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 24, 25 Nghị định này đối với các hàng hóa có yếu tố nguy cơ bao gồm:
a) Hàng hóa vận chuyển qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;
b) Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
c) Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có yếu tố nguy cơ được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
d) Hàng hóa có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.
...
4. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện hàng hóa có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; hàng hóa có tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế thu thập thêm thông tin về các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng, cần hỗ trợ, đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào Giấy khai báo y tế đối với hàng hóa.
Xét thêm căn cứ tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Kiểm tra giấy tờ đối với hàng hóa
...
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Thực hiện kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 25 Nghị định này đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp: Xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế;
Như vậy, những hàng hóa xuất nhập khẩu nào sẽ phải thực hiện kiểm tra thực tế là những hàng hóa:
- Hàng hóa vận chuyển qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;
- Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
- Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có yếu tố nguy cơ được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 89/2018/NĐ-CP;
- Hàng hóa có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.
- Xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế.
Hàng hóa xuất nhập khẩu được kiểm tra thực tế những nội dung gì? Nếu phát hiện hàng hóa có vấn đề thì phải xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa
...
2. Nội dung kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế yêu cầu đưa hàng hóa vào khu vực kiểm tra y tế, thực hiện kiểm tra các nội dung sau:
a) Nội dung khai báo với thực tế hàng hóa;
b) Tình trạng vệ sinh chung;
c) Trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
d) Quy định về dụng cụ, bao gói chứa đựng, thông tin ghi trên nhãn; điều kiện vận chuyển;
đ) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;
e) Lấy mẫu xét nghiệm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc các trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ phải kiểm tra các nội dung:
- Nội dung khai báo với thực tế hàng hóa;
- Tình trạng vệ sinh chung;
- Trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
- Quy định về dụng cụ, bao gói chứa đựng, thông tin ghi trên nhãn; điều kiện vận chuyển;
- Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;
- Lấy mẫu xét nghiệm
Căn cứ tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa
...
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Sau khi kiểm tra, nếu hàng hóa bị kiểm tra mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc trung gian truyền bệnh truyền nhiễm nhóm A, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế;
b) Trường hợp hàng hóa không quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận đã kiểm tra y tế theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch;
Theo đó, Nếu hàng hóa bị kiểm tra mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc trung gian truyền bệnh truyền nhiễm nhóm A, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?