Tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập năm 2023 được thực hiện như thế nào?

Xin hỏi, năm 2023 thì việc tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập được thực hiện như thế nào? anh Thận - An Giang

Ngày 08/03/2023, Cục Y tế dự phòng ban hành Công văn 231/DP-DT năm 2023 về tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới .

Kiểm dịch y tế biên giới là gì? Đối tượng nào phải kiểm dịch y tế biên giới?

- Kiểm dịch y tế biên giới là kiểm tra của cơ quan y tế ở vùng biên giới để phát hiện các bệnh dịch, giám sát các bệnh truyền nhiễm đối với người, các phương tiện vận tải khi nhập cảnh, xuất cảnh; những hành lí, hàng hóa, thùng chứa, bưu phẩm, bưu kiện… khi nhập khẩu, xuất khẩu.

- Căn cứ tại khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 có quy định về những đối tượng phải được kiểm dịch y tế biên giới bao gồm:

+ Người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam

+ Phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam

+ Hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh Việt Nam

+ Thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam.

- Ngoài ra, việc kiểm dịch y tế biên giới được thực hiện tại các cửa khẩu.

Năm 2023, tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập được thực hiện như thế nào ?

Tại Công văn 231/DP-DT năm 2023 nêu rõ:

* Tình hình

Bộ Y tế cho biết, theo thông báo từ Tổ chức Y tế thế giới, từ đầu năm 2023 đến nay, dịch COVID-19 vẫn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế; các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi khác tiếp tục được ghi nhận như: bệnh bại liệt (chủng hoang dại) tại khu vực châu Phi và Địa Trung Hải, Đậu mùa khỉ tại châu Mỹ và châu Âu.

Đặc biệt, trong tháng 2/2023 dịch bệnh Marburg đã bùng phát tại Guinea xích đạo khiến 9 trường hợp tử vong. Ngoài ra, đã ghi nhận trường hợp mắc/tử vong do cúm A/H5N1 trên người tại Campuchia.

*Thực hiện

Để chủ động phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nước ta, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đề nghị Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Cập nhật thường xuyên các thông tin về các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ xâm nhập vào nước ta để chủ động áp dụng các biện pháp giám sát, phòng chống, truyền thông tại cửa khẩu.

- Thực hiện nghiêm, đầy đủ, đúng quy trình các hoạt động kiểm dịch y tế được quy định tại Nghị định 89/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

- Niêm yết, công khai mức thu, giá kiểm dịch y tế theo đúng quy định tại Thông tư 240/2016/TT-BTC quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập và Thông tư 51/2016/TT-BYT quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập sử dụng ngân sách nhà nước.

- Tiếp tục xây dựng kế hoạch, đề xuất danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế thường xuyên và trong trường hợp có dịch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn tại Thông tư 17/2021/TT-BYT hướng dẫn tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu.

- Rà soát, cập nhật kế hoạch dự phòng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh tại từng cửa khẩu, lưu ý cần có sự phối hợp, tham gia của các cơ quan chức năng tại cửa khẩu, cơ quan y tế địa phương.

- Phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur để tổ chức tập huấn kỹ thuật chuyên sâu cho cán bộ làm công tác kiểm dịch y tế.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm việc thông tin báo cáo về kiểm dịch y tế theo quy định tại Thông tư 28/2019/TT-BYT hướng dẫn thông tin báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế (website: https://baocaokdyt.com/). Lưu ý cập nhật thông tin về các cửa khẩu của địa phương mới được nâng cấp, bổ sung.

kiểm dịch y tế

Năm 2023, tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập được thực hiện như thế nào?(Hình internet)

Kiểm dịch y tế đối với phương tiện vận tải qua biên giới thông qua những giấy tờ nào?

Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định như sau:

*Đối tượng kiểm tra:

- Phương tiện vận tải có yếu tố nguy cơ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 89/2018/NĐ-CP;

- Phương tiện vận tải có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.

* Loại giấy tờ kiểm tra:

- Đối với tàu bay: tờ khai chung hàng không đối với tàu bay, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có)

- Đối với tàu thuyền: giấy khai báo y tế hàng hải, giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền, bản khai chung (nếu có) và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền (nếu có)

- Đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt: giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có).

*Xử lý kết quả kiểm tra:

- Thực hiện kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 17 Nghị định 89/2018/NĐ-CP đối với các phương tiện vận tải thuộc một trong các trường hợp sau:

xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; phương tiện vận tải chở người nghi ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; phương tiện vận tải chở hàng hóa nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A; phương tiện vận tải không có giấy chứng nhận miễn hoặc đã xử lý vệ sinh

- Trường hợp phương tiện vận tải không thuộc đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 89/2018/NĐ-CP kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay kết quả kiểm dịch y tế vào giấy khai báo y tế, hàng hóa y tế và phương tiện vận tải (đối với đường bộ, đường sắt) và kết thúc quy trình kiểm dịch.

*Thời gian hoàn thành: việc kiểm tra giấy tờ một phương tiện vận tải không quá 20 phút kể từ khi nhận đủ giấy tờ.

Kiểm dịch y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong kiểm tra thực tế đối với bộ phận cơ thể người được vận chuyển qua biên giới thì kiểm dịch viên thực hiện những nội dung gì?
Pháp luật
Trong kinh phí cho hoạt động kiểm dịch y tế biên giới thì ngân sách nhà nước đảm bảo cho những hoạt động nào?
Pháp luật
Thay đổi số lượng động vật đã được kiểm dịch xuất khẩu thì tổ chức bị xử phạt đến 50.000.000 đúng không?
Pháp luật
Tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tỉnh báo cáo định kỳ về hoạt động kiểm dịch y tế biên giới về cho cơ quan nào?
Pháp luật
Kiểm dịch y tế đối với phương tiện vận tải qua biên giới được thực hiện thông qua những loại giấy tờ nào?
Pháp luật
Trong quy trình kiểm dịch y tế, những hàng hóa xuất nhập khẩu nào sẽ phải thực hiện kiểm tra thực tế?
Pháp luật
Có bao nhiêu chế độ báo cáo thông tin kiểm dịch y tế biên giới? Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thực hiện báo cáo thông tin kiểm dịch y tế vào thời gian nào?
Pháp luật
Thời gian báo cáo đột xuất thông tin kiểm dịch y tế biên giới của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương tối đa trong bao lâu?
Pháp luật
Quy trình báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế biên giới được thực hiện như thế nào? Báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế biên giới được thực hiện với những hình thức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm dịch y tế
1,513 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm dịch y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào