Trình tự, thủ tục ghi nhận lại tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng như thế nào?
Trình tự, thủ tục ghi nhận lại tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 9 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT năm 2023 quy định về trình tự, thủ tục ghi nhận lại tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ gồm:
- Đơn yêu cầu ghi nhận lại tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 30 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Danh sách thành viên có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng và bản sao có chứng thực quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của tổ chức đăng ký dịch vụ đại diện quyền với thành viên đó.
Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp trực tiếp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông báo ghi nhận lại tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng, trả kết quả cho tổ chức đăng ký và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức đăng ký và nêu rõ lý do.
Dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng gồm có các dịch vụ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 165 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 66 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:
Đại diện quyền đối với giống cây trồng
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng trực tiếp hoặc qua tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; các tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 157 của Luật này nộp đơn qua tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.
2. Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện quyền:
a) Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;
b) Có ít nhất một cá nhân có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.
3. Dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng bao gồm: đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo vệ quyền đối với giống cây trồng; tư vấn về thủ tục xác lập và bảo vệ quyền đối với giống cây trồng; các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền đối với giống cây trồng.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng gồm có các dịch vụ như sau:
- Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo vệ quyền đối với giống cây trồng;
- Tư vấn về thủ tục xác lập và bảo vệ quyền đối với giống cây trồng;
- Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền đối với giống cây trồng.
Trình tự, thủ tục ghi nhận lại tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng như thế nào? (Hình từ internet)
Cá nhân đáp ứng điều kiện gì được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 165 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 66 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Thường trú tại Việt Nam;
- Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương;
- Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với giống cây trồng từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
- Không phải là công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo vệ quyền đối với giống cây trồng;
- Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?