Trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa ghi đại học hay 12/12? Trình độ văn hóa ghi gì trong sơ yếu lý lịch?
Trình độ văn hóa là gì?
Trình độ văn hóa là cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông, bao gồm tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông (cấp 1, cấp 2, cấp 3).
Trình độ văn hóa được sử dụng để mô tả mức độ hiểu biết, kiến thức và kỹ năng văn hóa của một cá nhân hoặc một cộng đồng. Nó đề cập đến tập hợp các đặc điểm văn hoá mà con người có, bao gồm những kiến thức về nghệ thuật, văn hóa, lịch sử, xã hội và các giá trị đạo đức.
Trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa ghi đại học hay 12/12? Trình độ văn hóa ghi gì trong sơ yếu lý lịch? (Hình từ Internet)
Trình độ văn hóa ghi đại học hay 12/12? Trình độ văn hóa ghi gì trong sơ yếu lý lịch?
"Trình độ văn hóa ghi đại học hay 12/12?" "Trình độ văn hóa ghi gì trong sơ yếu lý lịch?" là câu hỏi được quan tâm mỗi lần điền thông tin trong sơ yếu lý lịch.
Trình độ văn hóa ghi gì trong sơ yếu lý lịch?
Trình độ văn hóa ghi trong sơ yếu lịch là trình độ giáo dục phổ thông đây là trình độ mà cá nhân hoàn thành chương trình giáo dục, tức là 12/12.
Trình độ văn hóa ghi đại học hay 12/12?
Tại Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ viên chức tại mục hướng dẫn kê khai lý lịch viên chức trình độ phổ thông trên hồ sơ như sau:
Ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Tức hoàn thành chương trình học lớp nào thì ghi lớp đó trên hệ phổ thông học tức viết năm cuối cùng hoàn thành chương trình học thuộc hệ phổ thông và không tiếp tục đi học trên hệ phổ thông đang theo học.
Lớp 10/10 (đối với những người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); Lớp 12/12 (đối với những người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm).
Ví dụ:
+ Chẳng hạn cá nhân học xong chương trình học lớp 9 và không tiếp tục đi học nữa hay vì bất kì lý do nào khiến cá nhân nghỉ học luôn thì viết trình độ văn hóa trên hồ sơ là 9/12.
+ Đối với cá nhân hoàn thành chương trình phổ thông đến hết lớp 12 và học lên các chương trình cao hơn như Đại Học thì trình độ văn hóa viết trên hồ sơ 12/12.
Trình độ văn hóa của hệ 10 năm cao nhất khi hoàn thành chương trình lớp 10 vì vậy sau khi kết thúc học đến chương trình lớp nào thì viết lớp đó và viết trên hệ 10. Ngày nay, trình độ văn hóa cao nhất là 12 có nghĩa nếu khi hoàn thành các chương trình sau chương trình phổ thông trình độ văn hóa vẫn là 12/12.
Như vậy, giả sử nếu bạn tốt nghiệp đại học thì trình độ văn hóa của bạn sẽ ghi 12/12. Còn việc bạn tốt nghiệp đại học (bạn học chuyên ngành, lĩnh vực, ngành nghề nào...) sẽ điền vào trình độ chuyên môn.
TẢI VỀ: Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật 2024 chuẩn nhất file word.
TẢI VỀ: Mẫu sơ yếu lý lịch viên chức
Lưu ý khi ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch + Kê khai đúng trình độ văn hóa đã học (trình độ giáo dục phổ thông) Lớp 10/10 (đối với những người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); Lớp 12/12 (đối với những người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm). + Nếu hoàn thành chương trình Trung Cấp, Cao Đẳng hay Đại Học với các chuyên ngành khác nhau- trình độ này được gọi là trình độ chuyên môn và không kê khai tại mục trình độ văn hóa. |
Sơ yếu lý lịch công chứng cần những gì?
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định
Thủ tục chứng thực chữ ký
1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
3. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.
4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Như vậy, sơ yếu lý lịch công chứng cần mang theo những loại giấy tờ như sau:
(1) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
(2) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuốc kháng HIV miễn phí do tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ theo Nghị định 141/2024 phân phối thế nào?
- Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được sử dụng như thế nào theo Nghị định 143/2024? Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện?
- Phiếu chấm điểm văn nghệ 20 11 2024 chi tiết? Biểu điểm chấm văn nghệ 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam?
- Mẫu đơn đặt hàng file word bản song ngữ mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách lập đơn đặt hàng song ngữ?
- Dẫn chứng nghị luận xã hội về tuổi trẻ chọn lọc? Dẫn chứng về tuổi trẻ hay? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?