Trách nhiệm điều tra, đánh giá, xử lý, cải tạo phục hồi môi trường đất thuộc khu vực phải được điều tra? Mẫu báo cáo thông tin về các điểm có khu vực bị nhiễm độc hóa chất?
- Trách nhiệm điều tra, đánh giá, xử lý, cải tạo phục hồi môi trường đất thuộc khu vực phải được điều tra?
- Mẫu báo cáo thông tin về các điểm có khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh?
- Mẫu thông tin về các khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời?
Trách nhiệm điều tra, đánh giá, xử lý, cải tạo phục hồi môi trường đất thuộc khu vực phải được điều tra?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định:
Điều tra, đánh giá, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất thuộc trách nhiệm của nhà nước
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này; điều tra, đánh giá chi tiết, xây dựng phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm trên địa bàn theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định này để làm căn cứ lập dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo việc tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ đất quốc phòng, đất an ninh theo quy định tại Điều 15; điều tra đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an ninh theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; phê duyệt dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an ninh đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại Điều 16 Nghị định này và pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Khuyến khích việc đa dạng hóa nguồn vốn để xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định của pháp luật.
Theo đó trách nhiệm điều tra, đánh giá, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất thuộc trách nhiệm của nhà nước bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đồng thời, để triển khai thực hiện nội dung này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn 5220/BTNMT-TCMT năm 2022 đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức điều tra, đánh giá, phân loại khu vực đất bị ô nhiễm, báo cáo kết quả thực hiện gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Tổng cục Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội và thư điện tử thco@monre.gov.vn; tdkhanh2@monre.gov.vn) trước ngày 25 tháng 12 năm 2022 để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trách nhiệm điều tra, đánh giá, xử lý, cải tạo phục hồi môi trường đất thuộc khu vực phải được điều tra? Mẫu báo cáo thông tin về các điểm có khu vực bị nhiễm độc hóa chất? (Hình từ Internet)
Mẫu báo cáo thông tin về các điểm có khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh?
Mẫu báo cáo thông tin về các điểm có khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 5220/BTNMT-TCMT năm 2022:
Ghi chú:
(1) Số thứ tự;
(2) Tên các điểm có khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh;
(3) Tên thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố;
(4) Mô tả chung (hiện trạng sở hữu, sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, các loại hình sản xuất trong khu vực đó, quy mô, công suất, quy mô xả thải, chất thải của các cơ sở bên trong khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh, khoảng thời gian sử dụng làm nơi sản xuất);
(5) Mức độ ô nhiễm (tổng điểm đánh giá các tiêu chí nguồn ô nhiễm, khả năng lan truyền và đối tượng bị tác động theo quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT);
Xác định phạm vi ô nhiễm nội tỉnh: ô nhiễm môi trường đất trong khu vực cố định, không có khả năng phát tán các chất ô nhiễm sang các tỉnh, địa bàn khác thông qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông, suối;
Phạm vi ô nhiễm liên tỉnh: các chất ô nhiễm phát tán sang các tỉnh khác qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông, suối;
(6) Diện tích khu vực bị nhiễm độc (ha, m2);
(7) Kết quả phân tích mẫu đất trong khu vực nếu có, so sánh với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng đất;
(8) Hiện trạng sở hữu đất (chủ sở hữu), hiện trạng quy hoạch sử dụng đất, mục đích chuyển đổi dự kiến;
(9) Ước tính sơ bộ có khoảng bao nhiêu hộ dân sống xung quanh với bán kính 1.000 m;
(10) Có/Không có phản ánh của báo chí, cộng đồng địa phương về việc khu vực bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân;
(11) Các thông tin khác địa phương cung cấp bổ sung nếu có.
Mẫu thông tin về các khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời?
Mẫu thông tin về các khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 5220/BTNMT-TCMT năm 2022:
Ghi chú:
(1) Số thứ tự;
(2) Tên các khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời;
(3) Tên thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố;
(4) Thông tin về loại hình sản xuất; quy mô, công suất, quy mô xả thải, chất thải của khu vực;
(5) Mức độ ô nhiễm (tổng điểm đánh giá các tiêu chí nguồn ô nhiễm, khả năng lan truyền và đối tượng bị tác động theo quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT);
Xác định phạm vi ô nhiễm nội tỉnh: ô nhiễm môi trường đất trong khu vực cố định, không có khả năng phát tán các chất ô nhiễm sang các tỉnh, địa bàn khác thông qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông, suối;
Xác định phạm vi ô nhiễm liên tỉnh: các chất ô nhiễm phát tán sang các tỉnh khác qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông, suối;
(6) Diện tích của khu công nghiệp, nhà máy (ha, m2);
(7) Nêu rõ thời gian khu vực sử dụng làm nơi sản xuất (từ năm nào đến năm nào);
(8) Kết quả phân tích mẫu đất trong khu vực nếu có; so sánh với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng đất (vượt gấp bao nhiêu lần);
(9) Hiện trạng sở hữu đất (chủ sở hữu), hiện trạng quy hoạch sử dụng đất, mục đích chuyển đổi dự kiến;
(10) Ước tính sơ bộ có khoảng bao nhiêu hộ dân sống xung quanh với bán kính 1.000 m;
(11) Có/Không có phản ánh của báo chí, cộng đồng địa phương về việc khu vực bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân;
(12) Các thông tin địa phương cung cấp bổ sung nếu có.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?