TPHCM thành lập Sở An toàn thực phẩm đầu tiên? Chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2024 đúng không?
- TPHCM thành lập Sở An toàn thực phẩm đầu tiên được hoạt động từ ngày 01/01/2024?
- Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố HCM đối với tổ chức bộ máy chính quyền của Thành phố tại Nghị quyết 98 ra sao?
- Trách nhiệm của UBND TPHCM trong thí điểm cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 98/2023/QH15 như thế nào?
TPHCM thành lập Sở An toàn thực phẩm đầu tiên được hoạt động từ ngày 01/01/2024?
Ngày 19/9/2023, HĐND TP.HCM khóa X tổ chức Kỳ họp thứ 11 (Kỳ họp chuyên đề), thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Trong đó, đáng lưu ý là việc thông qua Nghị quyết về thành lập Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Do vậy, từ ngày 01/01/2024, Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh (Sở An toàn thực phẩm đầu tiên trên cả nước) cũng chính thức đi vào hoạt động.
Trước đó, việc thành lập Sở An toàn thực phẩm tại TP HCM đã được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể:
Về tổ chức bộ máy chính quyền của Thành phố
1. Hội đồng nhân dân Thành phố thành lập Sở An toàn thực phẩm là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở An toàn thực phẩm trên cơ sở chuyển chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn Thành phố từ Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương cho Sở An toàn thực phẩm.
Như vậy theo các nội dung trên, khi Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh được thành lập, đây là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở An toàn thực phẩm được quy định trên cơ sở chuyển chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn Thành phố từ Sở Y tế, Sở NN&PTNT, Sở Công Thương cho Sở An toàn thực phẩm.
TPHCM thành lập Sở An toàn thực phẩm đầu tiên? Chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2024 đúng không? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố HCM đối với tổ chức bộ máy chính quyền của Thành phố tại Nghị quyết 98 ra sao?
Căn cứ khoản 5 Điều 9 Nghị quyết 98/2023/QH15 như sau:
Về tổ chức bộ máy chính quyền của Thành phố
...
5. Hội đồng nhân dân Thành phố có thẩm quyền sau đây:
a) Căn cứ quy mô dân số, hoạt động kinh tế và đặc điểm địa bàn, quyết định cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; quyết định số lượng, chức danh, chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách tại các xã, phường, thị trấn, bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy.
Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức đối với số lượng cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn;
b) Quyết định bố trí ngân sách Thành phố để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn, người lao động thuộc khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, một số hội có tính chất đặc thù và một số cơ quan trung ương trên địa bàn Thành phố, theo hiệu quả công việc ngoài việc thực hiện chi thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm không vượt quá 1,8 lần mức lương ngạch, bậc, chức vụ và chi thu nhập tăng thêm không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý;
c) Quyết định mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt của Thành phố; quyết định về nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, mức thu nhập và các chính sách khác để tuyển dụng công chức, viên chức từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, người có trình độ cao phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của Thành phố.
Như vậy, trong tổ chức bộ máy chính quyền của Thành phố HCM, Hội đồng nhân dân Thành phố có thẩm quyền theo nội dung nêu trên.
Trách nhiệm của UBND TPHCM trong thí điểm cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 98/2023/QH15 như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 11 Nghị quyết 98/2023/QH15 có quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
...
4. Ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành các tiêu chuẩn, quy chế, trình tự, thủ tục, hệ số điều chỉnh giá đất, quy định chi tiết về mẫu công bố thông tin dự án thu hút nhà đầu tư chiến lược quy định tại điểm d khoản 5 Điều 4, khoản 9 và khoản 10 Điều 5, khoản 4 Điều 6, điểm g khoản 7 Điều 7 và thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết này, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật;
b) Đối với những vấn đề có nội dung khác, chưa được quy định trong luật và Nghị quyết của Quốc hội, để đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong thu hút nhà đầu tư chiến lược, huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền các cơ chế, chính sách trình Quốc hội xem xét, quyết định; trong thời gian giữa hai kỳ họp, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Việc xây dựng, ban hành văn bản cụ thể hóa chính sách quy định tại điểm này được thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Như vậy, trách nhiệm thực hiện Nghị quyết 98 của UBND TP HCM được xác định theo nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?