Tổng hợp những lần sáp nhập tỉnh thành của Việt Nam? Nghiên cứu sáp nhập tỉnh theo Kết luận 126/KL-TW đúng không?

Tổng hợp những lần sáp nhập tỉnh thành của Việt Nam? Nghiên cứu sáp nhập tỉnh theo Kết luận 126/KL-TW đúng không?

Tổng hợp những lần sáp nhập tỉnh thành của Việt Nam?

Xem thêm: Thẩm tra đề án sáp nhập tỉnh ở Việt nam của Chính phủ

Theo số liệu tổng hợp của Bộ Nội vụ được công bố cách đây vài năm, sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975, cả nước có 72 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó ở miền Bắc có 28 tỉnh, thành phố và đặc khu, miền Nam có 44 tỉnh, thành phố. Quốc hội khóa V đã quyết nghị nhiều đợt sáp nhập tỉnh; cho đến năm 1978 cả nước còn 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Xem thêm: 38 tỉnh thành trước đây của Việt Nam

Danh sách các tỉnh thành đã được sáp nhập cụ thể như sau:

- Tháng 12/1978, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa V đã thông qua Nghị quyết chia tỉnh Cao Lạng thành hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng (Theo Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành).

- Tháng 5/1979, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa V đã thông qua Nghị quyết thành lập Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (Theo Nghị quyết về việc thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành).

- Tháng 6/1989, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa VIII đã ra Nghị quyết chia tỉnh Nghĩa Bình thành hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định; chia tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị và Quảng Bình; chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Số đơn vị hành chính cấp tỉnh trong toàn quốc năm 1989 là 44 tỉnh, thành phố, đặc khu (Theo Nghị quyết về việc phân vạch đại giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên do Quốc hội ban hành).

- Tháng 8/1991, Quốc hội khóa VIII đã thông qua nghị quyết chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh; chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Lào Cai, Yên Bái; chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang; chia tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum; chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình; thành lập thêm tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trên cơ sở sáp nhập ba huyện của tỉnh Đồng Nai với Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo; chuyển một số huyện ngoại thành Hà Nội về các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tây (huyện Mê Linh về tỉnh Vĩnh Phú, các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây về tỉnh Hà Tây) (Theo Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành).

- Tháng 12/1991, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa VIII đã quyết nghị chia tỉnh Thuận Hải thành hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận; chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng; chia tỉnh Cửu Long thành hai tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long; chia tỉnh Hà Nam Ninh thành hai tỉnh Nam Hà, Ninh Bình (Theo Nghị quyết về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành).

- Năm 1996, tỉnh Bắc Thái tách ra thành tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên; tỉnh Hà Bắc chia tách thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh; tỉnh Hải Hưng tách thành tỉnh Hải Dương và Hưng Yên; tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau; tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh là tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định; tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương; tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh là tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước; tỉnh Vĩnh Phú tách thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. (Theo Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc Hội ban hành)

- Năm 2004 khi tỉnh Đắk Lắk được tách thành hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk; Cần Thơ tách ra thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Lai Châu tách ra thành tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên. (Theo Nghị quyết 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc Hội ban hành)

Giữa năm 2008, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết 15/2008/QH12 sáp nhập tỉnh Hà Tây, 4 xã của tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) vào Thủ đô Hà Nội.

Từ 2008 đến nay: Việt Nam duy trì 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố gồm 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, TP Huế.

>> Xem thêm: Tăng 30% lương cơ sở đối với CBCCVC áp dụng đến khi xây dựng 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm đúng không?

Tổng hợp những lần sáp nhập tỉnh thành của Việt Nam? Nghiên cứu sáp nhập tỉnh theo Kết luận 126/KL-TW đúng không?

Tổng hợp những lần sáp nhập tỉnh thành của Việt Nam? Nghiên cứu sáp nhập tỉnh theo Kết luận 126/KL-TW đúng không? (Hình từ Internet)

Nghiên cứu sáp nhập tỉnh theo Kết luận 126/KL-TW đúng không?

Tại tiểu mục 3.4 Mục 3 Kết luận 126-KL/TW năm 2025 nêu rõ định hướng nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh thành trong hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thực năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030 như sau:

Tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030
...
3.2. Giao Đảng uỷ Chính phủ:
...
- Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.

Như vậy, Đảng uỷ Chính phủ sẽ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh trong thời gian tới.

Hiện nay có các đơn vị hành chính nào?

Theo Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay gồm có:

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

- Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Sáp nhập đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng hợp những lần sáp nhập tỉnh thành của Việt Nam? Nghiên cứu sáp nhập tỉnh theo Kết luận 126/KL-TW đúng không?
Pháp luật
Diện tích dân số 63 tỉnh thành Việt Nam mới nhất? Danh sách các tỉnh, thành diện tích dưới 5000 km2, quy mô dân số thấp?
Pháp luật
Kết luận 126-KL/TW nghiên cứu sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện để sắp xếp, hoàn thiện bộ máy trong năm 2025, nhiệm kỳ 2025-2030 ra sao?
Pháp luật
Dự kiến sáp nhập các tỉnh thành theo Kết luận 126-KL/TW năm 2025? Nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh thành năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030?
Pháp luật
38 tỉnh thành trước đây của Việt Nam trong lần sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính năm 1976?
Pháp luật
Đề án sáp nhập tỉnh có nội dung gì theo Nghị quyết 1211? Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng đề án sáp nhập tỉnh?
Pháp luật
Việc sáp nhập tỉnh có lấy ý kiến của Nhân dân không? Đơn vị hành chính cấp tỉnh được phân loại như thế nào?
Pháp luật
Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã: Đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập thế nào theo Nghị quyết 35?
Pháp luật
Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
Pháp luật
Tên gọi sau hợp nhất của một số sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện dự kiến là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập đơn vị hành chính
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
90 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập đơn vị hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập đơn vị hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào