Tổng hợp bài thi kể chuyện về Bác hay nhất Tiểu học? Bài thi kể chuyện về Bác Hồ? Học sinh Tiểu học kể chuyện về Bác?
Tổng hợp bài thi kể chuyện về Bác hay nhất Tiểu học? Bài thi kể chuyện về Bác Hồ? Học sinh Tiểu học kể chuyện về Bác?
Dưới đây là tổng hợp bài thi kể chuyện về Bác hay nhất Tiểu học Trích: “NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” Do Ban Tuyên giáo Trung ương – Trung tâm Thông tin công tác Tuyên giáo biên soạn, NXB Chính trị Quốc gia in ấn và phát hành năm 2020. tải
Mẫu số 1: Bài thi kể chuyện về Bác Hồ
Bác nêu gương thực hành tiết kiệm: VIỆC CHI TIÊU CỦA BÁC HỒ Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói: - Cái gì còn dùng được thì nên dùng. Bỏ đi không nên… Khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xóa: - Đấy, có trông thấy rách nữa đâu… Có quả chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn ngon lành, rồi nói: - Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý … Câu nói và việc làm của Bác làm đồng chí cán bộ suy nghĩ và hối hận mãi. … Thực tế lịch sử cho thấy rằng: suốt cuộc đời hoạt động của Bác ở nước ngoài, Bác gặp rất nhiều khó khăn về tài chính do những nguyên nhân khác nhau. Được đồng nào, chủ yếu do lao động thân mà có, Bác dành cho công tác cách mạng. Bác chi tiêu rất dè xẻn, cân nhắc từng xu. Liên hoan mừng thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh, đĩa cá. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc, người đã mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng về tặng mình (năm1939), Bác cũng chỉ “khao một món canh và hai đĩa thức ăn, thêm hai lạng rượu, tổng cộng chưa hết một đồng bạc”. Tự thết đãi mình “Khi nghe tin Hồng quân bắt sống 33 vạn quân Hítle ở Xtalingrát năm 1943”, tại nhà tù, trong túi chỉ còn vẻn vẹn một đồng bạc, Bác đã “nhờ người lính gác mua giùm cho ít kẹo và dầu chả quẩy”. Sau khi phấn khởi hô mấy khẩu hiệu hoan nghênh thắng lợi của Liên Xô, Bác “ngồi ăn rất đàng hoàng vui vẻ”… Năm 1957, Bác về thăm Nghệ Tĩnh, khi ăn cơm chung với đồng chí Nguyễn Sĩ Quế, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Diệm, Bác đã để bớt ra ngoài mâm mấy món ăn, rồi nói: “Ăn hết lấy thêm, không ăn hết để người khác ăn, đừng để người ta ăn thừa của mình”. Có thể dẫn ra nhiều nữa những ví dụ về cách chi tiêu, sử dụng tiền bạc, cơ sở vật chất của Bác: chắt chiu, tằn tiện nhưng vẫn rộng rãi, không hoang phí mà cũng không keo kiệt, “ki bo”. Thế giới, loài người tự hào về Bác . Là người Việt Nam, đồng hương của Bác, chúng ta càng tự hào biết bao! Cách ứng xử của Bác với tiền tài, với cái ăn, cái mặc, với cơ sở vật chất nói chung đâu có phải là cao quá mà chúng ta không học tập được, đâu có phải là một tòa thánh cấm uy nghiêm mà chúng ta không đặt chân lên được thềm bậc, dù là bậc thềm thứ nhất? |
Mẫu số 2: Bài thi kể chuyện về Bác Hồ
THANH NIÊN PHẢI GƯƠNG MẪU TRONG ĐOÀN KẾT VÀ KỶ LUẬT Lần nào gặp Bác, câu đầu tiên Bác thường hỏi là: “Thế các cháu có đoàn kết không, có thương yêu nhau không?’’, rồi Bác dặn: “Thanh niên phải gương mẫu trong đoàn kết và kỷ luật”. Cả chi Đoàn đã lấy lời nói đó của Bác làm nội dung tu dưỡng. Mỗi khi có gì va chạm, kém gắn bó với nhau, anh chị em lại rất ân hận là chưa xứng đáng với lời Bác dặn, có anh chị em khóc nức nở vì hối hận chưa thực hiện được theo đúng lời Bác. Có lần Bác hỏi tôi: ‘Trong chi đoàn cháu, có đoàn viên nào có tư tưởng muốn làm “ngôi sao”không?. Tôi còn đang lúng túng, Bác đã bảo: ‘‘Biểu diễn thật hay để phục vụ nhân dân được nhiều là tốt. Nhưng nếu có tư tưởng muốn làm “ngôi sao” thì ngôi sao có khi tỏ, có khi lặn, lúc ngôi sao lặn thì lại buồn. Trong đoàn cháu có thanh niên nào có tư tưởng muốn làm “ngôi sao” thì cháu phải giúp đỡ”. Lần cuối cùng tôi được gặp Bác là vào tháng 7…Sau khi đi diễn ở Pháp, Ý, Angiêri, Liên Xô, Trung Quốc…về, cả đoàn lại được quây quần quanh Bác. Tôi là Phó trưởng đoàn, nên cũng được đến gặp Bác và báo cáo với Bác là ở Angiêri cũng như ở Pháp, ở Ý…, cứ mỗi lần tiết mục của ta hay, họ vỗ tay đến vỡ nhà hát và hô: Việt Nam - Hồ Chí Minh, Việt Nam - Điện Biên Phủ. Bác vui vẻ bảo: - Thế là người ta hoan nghênh các cháu, các cháu có hếnh mũi lên không? ( Bác đưa tay đẩy mũi lên). Cả đoàn cười rộ và ai nấy đều hiểu đó là Bác có răn bảo. Xong Bác bảo: “Người ta hoan hô các cháu, hay hoan hô Bác là người ta hoan hô cả dân tộc mình, cả dân tộc Việt Nam anh hùng”. |
Mẫu số 3: Bài thi kể chuyện về Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến đời sống cán bộ chiến sĩ TĂNG TIÊU CHUẨN CHO CHIẾN SĨ Năm 1952, khi vùng tự do đã được mở rộng sau nhiều chiến dịch lớn, các đại đoàn chủ lực đã được thành lập. Chính sách thuế nông nghiệp được ban hành, nhân dân nhiều vùng ra sức đóng góp thuế nông nghiệp để nuôi quân. Bác đề nghị tăng gấp đôi tiêu chuẩn cho bộ đội (lúc đó chiến sĩ được tiêu chuẩn 1kg gạo/ngày, kể cả ăn và tiêu vặt), cán bộ thì được hơn. Chủ trương đó được phổ biến tới Tổng cục Hậu Cần và Cục Quân lương. Các đồng chí quân lương nhiều lần làm đề án trình Bác, căn cứ vào thực tế thóc có trong kho và tính toán cân đối với Bộ Tài chính, thì tăng gấp đôi cho cán bộ từ trung đội phó trở lên, còn chiến sĩ chỉ thêm hai lạng tức mỗi ngày được tiêu chuẩn 1,2 kg gạo. Tôi thấy nhiều đêm Bác thao thức về vấn đề này. Có lần đến phiên tôi trực Bác hỏi: “Sức trai như chú mỗi bữa ăn mấy bát cơm thì no”?. Lúc ấy ăn uống thức ăn chẳng có gì cả, chủ yếu là ăn cơm. Tôi hiểu tâm trạng Bác hỏi là có , nên đã thưa thực: - Thưa Bác, như sức cháu mỗi bữa ăn 5 bát mới no. - 5 bát cơm phải một bơ bò đầy gạo là 0,33 kg, ngày ba bữa, riêng ăn đã là 1kg rồi. Vào một đêm tháng Chạp năm đó, trời rét như cắt thịt. Tôi thu mình trong chiếc áo dạ chiến lợi phẩm đứng dưới nhà sàn của Bác. Ánh đèn trên nhà sàn vẫn sáng. Khoảng 1 giờ sáng có tiếng lẹp xẹp trên sàn nứa, tôi đoán Bác lại suy tư điều gì, xuống hỏi tôi đây. Đúng như dự đoán, chỉ hơn một phút sau Bác đã đứng cạnh tôi, Bác đưa cho tôi một điếu thuốc lá hút cho đỡ rét rồi hỏi: - Chú ăn cơm chiều lúc mấy giờ? - Thưa Bác lúc 5 giờ rưỡi ạ! - Chú đã đói chưa? Biết là không thể nói dối Bác được, tôi thú thật: - Thưa Bác đói rồi ạ! Bác vui hẳn lên như tìm ra một vật quý và nói - giọng nói đầy thương yêu. - Đúng rồi, chú bảo vệ ở hậu phương mà lúc này đói, thì các chiến sĩ công đồn, phục kích quân địch, vào lúc này chắc sẽ đói gấp đôi. Vậy mỗi chú chỉ có 1,2 kg gạo thì đánh giặc sao nổi. Bác lên sàn rồi quay lại rất nhanh đưa cho tôi một bắp ngô nếp luộc rất to. - Phần của chú đây, chú ăn đi cho đỡ đói để làm nhiệm vụ. Tôi biết không thể từ chối, nên cầm bắp ngô ăn, trong bụng vẫn băn khoăn không biết đêm nay bác đã ăn gì chưa? Khi nhà sàn tắt đèn, tôi liếc nhìn đồng hồ thì đã 2 giờ sáng. Những gì diễn ra tiếp đó thì tôi không rõ, chỉ biết rằng đầu tháng sau các chiến sĩ bảo vệ chúng tôi cũng được tăng tiêu chuẩn 2kg gạo/ ngày. |
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Tổng hợp bài thi kể chuyện về Bác hay nhất Tiểu học? Bài thi kể chuyện về Bác Hồ? Học sinh Tiểu học kể chuyện về Bác? (Hình từ Internet)
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?
Căn cứ theo Mục 1 Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 có nêu rõ về việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như sau:
- Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, trước hết là của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên.
- Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
- Tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì?
Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Phương thức tuyển sinh Đại học Kiến trúc Hà Nội 2025? Tổ hợp xét tuyển Đại học Kiến trúc Hà Nội 2025?
- Phương thức tuyển sinh trường ĐH Lâm nghiệp 2025? Tuyển sinh trường ĐH Lâm nghiệp 2025 mới nhất?
- Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn 2025? Các mốc thời gian xét tuyển Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn 2025?
- Phương thức tuyển sinh Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 2025? Đại học Công nghệ Giao thông vận tải tuyển sinh 2025?
- Phương thức tuyển sinh Đại học Kinh tế Quốc dân 2025? Tuyển sinh Đại học Kinh tế Quốc dân 2025?