Ví dụ về lời dẫn trực tiếp là gì? Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp? Chương trình lớp mấy học lời dẫn trực tiếp?
Lời dẫn trực tiếp là gì? Ví dụ về lời dẫn trực tiếp là gì? Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp?
Lời dẫn trực tiếp là cách dẫn lại nguyên văn lời nói hoặc ý nghĩ của một người, một nhân vật. Lời dẫn này giữ nguyên từ ngữ, cảm xúc, cách diễn đạt như khi người đó nói ra hoặc viết ra.
Lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép (“ ”), và đứng sau dấu hai chấm hoặc dấu gạch ngang (nếu là lời thoại).
Ví dụ:
Bác Hồ từng nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Lan hỏi: “Bạn có đi chơi không?”
Người mẹ nhẹ nhàng bảo con: “Con phải biết vâng lời người lớn.”
Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp là gì?
Lời dẫn gián tiếp là cách thuật lại ý nói của người khác một cách gián tiếp, không giữ nguyên từ ngữ như ban đầu. Khi chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp, cần thay đổi đại từ, thời, ngôi, bỏ dấu ngoặc kép, loại bỏ cảm thán, hoặc lược bớt những từ không cần thiết sao cho phù hợp với văn cảnh.
Cần lưu ý:
- Bỏ dấu ngoặc kép (“ ”)
- Thường dùng động từ chỉ lời nói như: nói rằng, cho biết rằng, khẳng định rằng, yêu cầu rằng...
- Điều chỉnh đại từ, thì của động từ, từ cảm thán (nếu có)
Ví dụ chuyển đổi:
Lời dẫn trực tiếp: Bác Hồ nói: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
→ Lời dẫn gián tiếp: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Thông tin mang tính chất tham khảo!
Ví dụ về lời dẫn trực tiếp là gì? Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp? Chương trình lớp mấy học lời dẫn trực tiếp? (Hình từ Internet)
Chương trình lớp mấy học lời dẫn trực tiếp?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung chương trình môn Ngữ văn lớp 9 như sau:
...
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1.1. Sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn (ví dụ: đồng trong đồng dao, đồng âm, đồng minh; minh trong thanh minh, minh oan, u minh)
1.2. Điển tích, điển cố (ví dụ: Ngưu Lang - Chức Nữ, Tái ông thất mã): đặc điểm và tác dụng
1.3. Nghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng ( như: UN, UNESCO, UNICEF, WHO, WB, IMF, ASEAN, WTO,...)
2.1. Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu (thay đổi trật tự các thành phần trong câu, thêm thành phần phụ,...): đặc điểm và tác dụng
2.2. Lựa chọn câu đơn - câu ghép, các kiểu câu ghép, các kết từ để nối các vế câu ghép
2.3. Câu rút gọn và câu đặc biệt: đặc điểm và chức năng
3.1. Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh và điệp vần: đặc điểm và tác dụng
3.2. Sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp
3.3. Kiểu văn bản và thể loại
- Văn bản tự sự: truyện kể, mô phỏng một truyện đã đọc; truyện kể chuyển nội dung từ một truyện tranh
- Văn bản biểu cảm: thơ tám chữ; đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
- Văn bản nghị luận: vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản nghị luận; bài nghị luận nêu vấn đề và giải pháp; bài phân tích một tác phẩm văn học
- Văn bản thông tin: cách trình bày các ý tưởng và thông tin trong văn bản; hiệu quả biểu đạt của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin; văn bản giải thích một hiện tượng xã hội; văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử; quảng cáo, tờ rơi
3.4. Một số lưu ý về tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn
4.1. Sự phát triển của ngôn ngữ: từ ngữ mới và nghĩa mới
4.2. Một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ
4.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ,...
...
Như vậy, học sinh lớp 9 sẽ học sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn.
Học sinh lớp 9 đăng ký tuyển sinh lên cấp 3 như thế nào?
Theo Điều 10 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT thì đăng ký tuyển sinh lên cấp 3 đối với học sinh lớp 9 như sau:
- Việc đăng kí tuyển sinh trung học phổ thông được thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện đăng kí tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến thì thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể việc đăng kí tuyển sinh trung học phổ thông đối với các trường thuộc phạm vi quản lí.
- Đối với các trường, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là trường trung học phổ thông) thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, việc đăng kí tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lí hướng dẫn hoặc thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng nào được áp dụng giảm tiền thuê đất năm 2024? Mức giảm tiền thuê đất bao nhiêu theo Nghị định 87?
- Tổng hợp mức thuế tuyệt đối được quy định tại đâu? Hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ thời điểm tính thuế là khi nào?
- Top bài hát hay về ngày lễ 30 4? Bài hát chào mừng 30 4 thống nhất đất nước? Bài hát karaoke cho ngày 30 4 1 5? 1 5 có phải ngày lễ lớn?
- Sáp nhập tỉnh: quy hoạch tỉnh sau sáp nhập được hiểu như thế nào? 9 quy trình lập quy hoạch tỉnh sau sáp nhập?
- Cả nước thiếu hơn 120000 giáo viên mầm non, phổ thông, 60000 biên chế giáo viên chưa tuyển dụng: hướng dẫn giải quyết?