Tổ hợp môn thi đại học 2025 khối C? Khối C gồm những môn gì 2025? Xem toàn bộ tổ hợp môn thi Đại học 2025 khối C?

Tổ hợp môn thi đại học 2025 khối C? Khối C gồm những môn gì 2025? Xem toàn bộ tổ hợp môn thi Đại học 2025 khối C?

Tổ hợp môn thi đại học 2025 khối C? Khối C gồm những môn gì 2025? Tổ hợp môn thi Đại học 2025 khối C?

Dưới đây là tổ hợp môn thi đại học 2025 khối C

STT

Tổ hợp

Môn chi tiết

1

C00

Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí

2

C01

Ngữ văn, Toán, Vật lí

3

C02

Ngữ văn, Toán, Hóa học

4

C03

Ngữ văn, Toán, Lịch sử

5

C04

Ngữ văn, Toán, Địa lí

6

C05

Ngữ văn, Vật lí, Hóa học

7

C08

Ngữ văn, Hóa học, Sinh học

8

C12

Ngữ văn, Lịch sử, Sinh học

9

C13

Ngữ văn, Sinh học, Địa lí

10

C14

Ngữ văn, Toán, GDKTPL

11

C17

Ngữ văn, Hóa học, GDKTPL

12

C19

Ngữ văn, Lịch sử, GDKTPL

13

C20

Ngữ văn, Địa lí, GDKTPL

Ngày 24/12/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, áp dụng từ năm 2025 trở đi.

Theo đó, thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ thi các môn bao gồm:

- Môn Ngữ văn,

- Môn Toán

- Bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).

Trên đây là tổ hợp môn thi đại học 2025 khối C? Khối C gồm những môn gì 2025? Tổ hợp môn thi Đại học 2025 khối C?

Tổ hợp môn thi đại học 2025 khối C? Khối C gồm những môn gì 2025? Xem toàn bộ tổ hợp môn thi Đại học 2025 khối C?

Tổ hợp môn thi đại học 2025 khối C? Khối C gồm những môn gì 2025? Xem toàn bộ tổ hợp môn thi Đại học 2025 khối C? (Hình từ Internet)

Quy trình tổ chức coi thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 như thế nào?

Căn cứ Điều 29 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về quy trình tổ chức coi thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 như như sau:

- Quy định chung

+ Các tờ giấy thi, phiếu TLTN, giấy nháp của thí sinh trong phòng thi phải có đủ chữ ký của Giám thị; Giám thị phải bảo vệ đề thi trong buổi thi, không để lọt đề thi ra ngoài phòng thi;

+ Thí sinh ra khỏi phòng thi: thực hiện theo điểm đ khoản 4 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT;

+ Nếu có thí sinh vi phạm Quy chế thi thì Giám thị phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định; khi có tình huống bất thường phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi giải quyết;

+ Trước khi hết giờ làm bài 15 phút (đối với bài thi độc lập và đối với mỗi môn thi trong bài thi tự chọn), Giám thị thông báo thời gian còn lại cho thí sinh biết; Trước giờ thu bài thi 05 phút, Giám thị yêu cầu thí sinh kiểm tra lại mã đề thi, số báo danh, các thông tin cá nhân khác trên giấy thi/Phiếu TLTN;

+ Trưởng Điểm thi phân công 01 Thư ký Điểm thi làm nhiệm vụ thực hiện báo cáo số liệu trên hệ thống Quản lý thi. Trưởng điểm thi phân công các Thư ký Điểm thi kiểm tra số lượng thí sinh vắng thi tại phòng thi (15 phút sau khi tính giờ làm bài) và tổng hợp, nhập danh sách thí sinh vắng thi lên hệ thống Quản lý thi. Trong quá trình tổ chức thi, nếu có thí sinh bị xử lý vi phạm Quy chế thi, phải cập nhật ngay lên hệ thống Quản lý thi;

+ Tại các Điểm thi có thí sinh chỉ dự thi môn thi thứ nhất của Bài thi tự chọn Trưởng Điểm thi: bố trí phòng chờ ra để các thí sinh chỉ dự thi môn thi thứ nhất ngồi trong thời gian chờ đến hết giờ thi môn thi thứ hai; bố trí mỗi phòng chờ có tối thiểu 01 Giám thị hoặc Giám sát phòng thi để quản lý thí sinh;

+ Tại các Điểm thi có thí sinh chỉ dự thi môn thi thứ hai của Bài thi tự chọn Trưởng Điểm thi: bố trí phòng chờ vào để các thí sinh chỉ dự thi môn thi thứ hai đến ngồi trong thời gian chờ vào phòng thi; bố trí mỗi phòng chờ có tối thiểu 01 Giám thị hoặc Giám sát phòng thi để quản lý thí sinh; nhắc thí sinh về thời gian có mặt tại phòng thi để dự thi theo quy định.

- Khi có hiệu lệnh, gọi thí sinh vào phòng thi:

+ Giám thị 1 gọi tên thí sinh vào phòng thi;

+ Giám thị 2 sử dụng Danh sách ảnh phòng thi để đối chiếu, nhận diện thí sinh, kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của thí sinh; hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định và kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng thi, tuyệt đối không để thí sinh mang vào phòng thi các tài liệu và vật dụng bị cấm theo quy định tại Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT. Trong trường hợp thí sinh không mang giấy tờ tuỳ thân, báo với Trưởng Điểm thi để xử lý theo quy định.

- Khi có hiệu lệnh, nhận đề thi:

+ Giám thị 1 đi nhận đề thi;

+ Giám thị 2 nhắc nhở thí sinh những điều cần thiết về quy định trong phòng thi; ghi rõ họ tên và ký tên vào các tờ giấy thi/Phiếu TLTN, giấy nháp đủ để phát cho thí sinh (không ký thừa); hướng dẫn và kiểm tra thí sinh gấp giấy thi đúng quy cách (đối với bài thi tự luận); hướng dẫn và kiểm tra thí sinh ghi số báo danh và điền đủ thông tin thí sinh vào các mục cần thiết của giấy thi/phiếu TLTN.

- Chứng kiến và kiểm tra tình trạng niêm phong của các túi đề thi:

Tại phòng thi, Giám thị 1 giơ cao tất cả các túi đề thi (bao gồm các túi đề thi môn thi thứ 2 trong bài thi tự chọn) để thí sinh thấy rõ cả mặt trước và mặt sau còn nguyên nhãn niêm phong, yêu cầu hai thí sinh chứng kiến và ký vào biên bản xác nhận bì đề thi còn nguyên nhãn niêm phong.

- Khi có hiệu lệnh phát đề thi:

+ Cả hai Giám thị mở bì đựng đề thi, kiểm tra số lượng đề thi (nếu thừa, thiếu hoặc lẫn đề thi khác, cần báo ngay cho Trưởng Điểm thi xử lý);

+ Giám thị 1 phát đề thi cho từng thí sinh theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ phải sang trái (tính từ bàn giáo viên nhìn xuống), đối với bài thi tự chọn phát lần lượt từng môn. Giám thị 2 quan sát bao quát phòng thi;

+ Khi nhận được đề thi, thí sinh phải để đề thi dưới tờ giấy làm bài/Phiếu TLTN, không được xem nội dung đề thi; khi thí sinh cuối cùng đã nhận được đề thi thì Giám thị mới cho thí sinh lật đề thi lên để kiểm tra tình trạng đề thi, môn thi/mã đề thi bảo đảm chính xác và ghi, tô mã đề thi vào Phiếu TLTN.

- Khi có hiệu lệnh bắt đầu tính giờ làm bài:

+ Giám thị 1 đối chiếu ảnh trong Danh sách ảnh phòng thi với thí sinh và giấy tờ tuỳ thân của thí sinh để nhận diện thí sinh; ghi rõ họ tên và ký vào các tờ giấy thi, giấy nháp của thí sinh; kiểm tra và nhắc thí sinh việc ghi đầy đủ thông tin vào giấy thi, giấy nháp, đề thi; Giám thị 2 bao quát chung;

+ Trong giờ làm bài, một Giám thị bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng, Giám thị còn lại bao quát từ cuối phòng đến đầu phòng cho đến hết giờ thi;

+ Giám thị không được đứng gần thí sinh, giúp đỡ thí sinh làm bài thi dưới bất kỳ hình thức nào; chỉ được trả lời công khai tại phòng thi các câu hỏi của thí sinh trong phạm vi quy định.

- Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, thu bài thi:

+ Giám thị 1: Yêu cầu thí sinh ngừng làm bài ngay và tiến hành thu bài, kể cả bài thi của thí sinh đã bị lập biên bản; thực hiện thu bài thi, kiểm tra việc ghi số tờ giấy thi của thí sinh trên bài thi và sắp xếp bài thi theo thứ tự tăng dần của số báo danh trong phòng thi; khi nhận bài thi, phải đếm đủ số tờ giấy thi của từng bài, yêu cầu thí sinh tự ghi đúng số tờ giấy thi đã nộp và ký tên vào 02 (hai) Phiếu thu bài thi; đối với bài thi trắc nghiệm, cần kiểm tra số báo danh, mã đề thi để bảo đảm chính xác giữa phần ghi, phần tô trên phiếu TLTN với mã đề thi đã phát và trên Phiếu thu bài thi;

+ Giám thị 2: Gọi từng thí sinh lên nộp bài thi và duy trì trật tự và kỷ luật phòng thi;

+ Đối với môn thi thứ 1 của bài thi tự chọn: Ngay khi hết giờ làm bài, môn thi thứ 1 của bài thi tự chọn, Giám thị thu phiếu TLTN và xếp theo thứ tự tăng dần của số báo danh trong phòng thi, thu đề thi và giấy nháp của thí sinh; cho các thí sinh chỉ dự thi môn thi thứ 1 và không dự thi môn thi thứ 2 rời khỏi phòng thi và di chuyển về phòng chờ ra; gọi các thí sinh chỉ thi môn thi thứ 2 vào phòng thi; phát giấy nháp, phiếu TLTN của môn thi thứ 2; phát đề thi của môn thi tiếp theo lịch tổ chức thi. Các Phiếu TLTN thu về được niêm phong trong cùng 1 túi bài thi; giấy nháp và đề thi được niêm phong trong cùng 1 túi và được bảo quản tại phòng thi cho đến hết giờ làm bài môn thi thứ 2. Trên nhãn niêm phong phải có chữ ký của các Giám thị trong phòng thi;

+ Sau khi hoàn thành việc thu bài thi môn Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 2 trong bài thi tự chọn, các Giám thị kiểm tra, xếp bài thi của từng thí sinh theo thứ tự tăng dần của số báo danh trong phòng thi và cho vào túi đựng bài thi rồi cho phép các thí sinh rời phòng thi. Giám thị 1 trực tiếp mang túi đựng bài thi, 02 (hai) Phiếu thu bài thi, các biên bản xử lý kỷ luật và tang vật kèm theo (nếu có) cùng Giám thị 2 đến bàn giao cho thư ký Điểm thi ngay sau mỗi buổi thi; khi bàn giao phải kiểm đếm công khai và đối chiếu số bài, số tờ của từng bài thi, Phiếu thu bài thi và các biên bản xử lý kỷ luật cùng tang vật kèm theo (nếu có).

- Bàn giao bài thi cho Điểm thi:

+ Tại phòng trực của Điểm thi, Giám thị của phòng thi tiến hành bàn giao bài thi cho Thư ký Điểm thi cùng với các hồ sơ coi thi của phòng thi; khi bàn giao phải kiểm đếm đủ số bài, số tờ bảo đảm khớp với phiếu thu bài thi trước khi tiến hành niêm phong túi bài thi; 01 Phiếu thu bài thi được để trong túi đựng bài thi, 01 Phiếu thu bài thi để bên ngoài và nộp cùng túi bài thi;

+ Kiểm đếm xong túi nào Thư ký Điểm thi cùng Giám thị tại phòng thi đó tiến hành niêm phong túi bài thi đó, trên nhãn niêm phong có chữ ký của Thư ký trực tiếp kiểm đếm và Trưởng Điểm thi, hai Giám thị ký giáp lai giữa nhãn niêm phong và túi đựng bài thi rồi đóng dấu giáp lai nhãn niêm phong; sau đó, dùng băng keo trong suốt dán vòng quanh dọc theo chiều dài mép dán của túi đựng bài thi và phủ lên nhãn niêm phong. Bên ngoài túi bài thi phải ghi đầy đủ các thông tin sau: Hội đồng thi; Điểm thi; Phòng thi; Buổi thi (thời gian, ngày thi); Tên bài thi; Họ tên, chữ ký của 02 Giám thị; Họ tên, chữ ký của Thư ký trực tiếp kiểm đếm bài thi và Trưởng Điểm thi;

+ Đối với buổi thi bài thi tự chọn, mỗi phòng thi có tối đa 02 túi bài thi, trong đó: 01 túi chứa các phiếu TLTN của các môn thi thứ 1 trong phòng thi và 01 túi chứa các phiếu TLTN của các môn thi thứ 2 trong phòng thi;

+ Thư ký Điểm thi và hai Giám thị ghi rõ họ tên và ký vào biên bản bàn giao;

+ Sau khi hoàn thành việc thu bài thi tại Điểm thi, Trưởng Điểm thi chỉ đạo Thư ký Điểm thi sử dụng Phiếu thu bài thi để rà soát danh sách thí sinh vắng thi, danh sách thí sinh vi phạm kỷ luật trên hệ thống Quản lý thi và cập nhật, chỉnh sửa nếu phát hiện có sai sót.

Trách nhiệm của Bộ Giáo dục đào tạo trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia?

Căn cứ theo Điều 59 Quy chế thi tốt nghiệp tung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của Bộ Giáo dục đào tạo trong kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau:

- Chỉ đạo tổ chức kỳ thi; quyết định phương án xử lý các trường hợp đặc biệt và các tình huống bất thường khác.

- Cung cấp các hệ thống phần mềm, văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn để phục vụ công tác tổ chức thi bảo đảm thống nhất trên toàn quốc.

- Thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia để chỉ đạo tổ chức kỳ thi.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thanh tra, kiểm tra kỳ thi theo quy định của pháp luật.

- Quy định cấu trúc định dạng đề thi, công bố đề tham khảo cho kỳ thi.

- Ban hành các quy định, yêu cầu đối với Hội đồng ra đề thi.

- Tổ chức ra đề thi và hướng dẫn về quy trình vận chuyển đề thi từ Hội đồng ra đề thi tới các Ban In sao đề thi.

- Ban hành các quy định, quy trình và hướng dẫn chuẩn bị để tổ chức thi trên máy tính đối với các môn trắc nghiệm tại một số địa phương có đủ điều kiện.

- Đối sánh kết quả thi và điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi; phân tích điểm hiệu chỉnh giữa các môn thi để phục vụ công tác đánh giá kết quả thi của các môn trong kỳ thi.

Thi tốt nghiệp THPT Tải về trọn bộ các văn bản Thi tốt nghiệp THPT hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ hợp môn thi đại học 2025 khối C? Khối C gồm những môn gì 2025? Xem toàn bộ tổ hợp môn thi Đại học 2025 khối C?
Pháp luật
Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia có tiếp tục áp dụng Thông tư 15 hay không?
Pháp luật
Danh sách 19 Đại học công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực tư duy 2025? Hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Có được cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đối với thí sinh đoạt giải thi học sinh giỏi không?
Pháp luật
Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Đạt huy chương vàng thể dục thể thao được cộng bao nhiêu điểm khuyến khích?
Pháp luật
Thêm tổ hợp xét tuyển mới từ năm 2025 thi tốt nghiệp THPT? Các tổ hợp xét tuyển mới từ năm 2025 gồm những môn gì?
Pháp luật
Không dự thi tốt nghiệp THPT có được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông?
Pháp luật
Cơ cấu của Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT gồm những ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh?
Pháp luật
Cách ly 03 vòng độc lập của Khu vực in sao đề thi tốt nghiệp THPT được thực hiện thế nào theo Thông tư 24?
Pháp luật
Trưởng Ban Chấm thi tốt nghiệp THPT đình chỉ việc chấm thi khi nào? Thành phần của Ban Chấm thi tốt nghiệp THPT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi tốt nghiệp THPT
16 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào