Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải đáp ứng những yêu cầu năng lực tối thiểu gì theo quy định mới?
- Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước theo quy định mới ra sao?
- Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có những trách nhiệm gì trong vận hành đập, hồ chứa nước?
- Trong quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm ra sao?
Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước theo quy định mới ra sao?
Căn cứ Nghị định 40/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi.
Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước được thực hiện theo Điều 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 40/2023/NĐ-CP.
Cụ thể như sau:
Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước
1. Đập, hồ chứa quan trọng đặc biệt: bố trí ít nhất 07 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
2. Đập, hồ chứa nước lớn:
a) Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000.000 m3 trở lên: bố trí ít nhất 05 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước;
b) Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3: bố trí ít nhất 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước;
c) Đập, hồ chứa lớn còn lại, trừ đập, hồ chứa lớn quy định tại điểm a, điểm b khoản này: bố trí ít nhất 02 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
3. Đập, hồ chứa nước vừa:
a) Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 1.000.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3: tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước;
b) Đập, hồ chứa vừa còn lại, trừ đập, hồ chứa nước vừa quy định tại điểm a khoản này: tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
4. Đập, hồ chứa nước nhỏ: tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 01 người có trình độ từ trung học phổ thông hoặc công nhân bậc 2 trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
Như vậy, theo quy định mới, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực tối thiểu nêu trên, tùy vào từng quy mô đập, hồ chứa nước.
Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải đáp ứng những yêu cầu năng lực tối thiểu gì theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có những trách nhiệm gì trong vận hành đập, hồ chứa nước?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Thủy lợi 2017 như sau:
Vận hành đập, hồ chứa nước
1. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm sau đây:
a) Vận hành theo đúng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Căn cứ tin dự báo khí tượng thủy văn, số liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, các thông tin liên quan để dự báo, vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế đáp ứng yêu cầu sử dụng nước và bảo đảm an toàn đập;
c) Thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong hồ chứa nước, kết hợp với dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để tích trữ nước; cuối mùa mưa phải kiểm kê nguồn nước trong hồ chứa nước và hệ thống thủy lợi để lập phương án điều hòa, phân phối, sử dụng nước;
d) Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng việc vận hành hồ chứa, liên hồ chứa thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thủy lợi.
Như vậy, theo quy định thì tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có các trách nhiệm như sau:
- Vận hành theo đúng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Căn cứ tin dự báo khí tượng thủy văn, số liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, các thông tin liên quan để dự báo, vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế đáp ứng yêu cầu sử dụng nước và bảo đảm an toàn đập;
- Thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong hồ chứa nước, kết hợp với dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để tích trữ nước; cuối mùa mưa phải kiểm kê nguồn nước trong hồ chứa nước và hệ thống thủy lợi để lập phương án điều hòa, phân phối, sử dụng nước;
- Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng việc vận hành hồ chứa, liên hồ chứa thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thủy lợi.
Trong quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm ra sao?
Trách nhiệm đảm bảo an toàn cho đập, hồ chứa nước trong quản lý, khai thác đối với tổ chức, cá nhân khai thác được xác định tại khoản 2 Điều 45 Luật Thủy lợi 2017 như sau:
An toàn đập, hồ chứa nước trong quản lý, khai thác
...
2. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm sau đây:
a) Khai thác đập, hồ chứa nước bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình;
b) Thực hiện kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước; tổ chức lập và điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa; quan trắc đập, khí tượng thủy văn; kiểm tra hiện trạng, kiểm định, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa đập; bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du đập, hồ chứa nước; lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
c) Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết, phải căn cứ thông tin dự báo khí tượng thủy văn để chủ động điều tiết cắt lũ bảo đảm an toàn cho đập và vùng hạ du đập; trước khi vận hành mở cửa xả nước đầu tiên, phải thông báo, cung cấp thông tin theo quy định tại quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Trường hợp phải vận hành trong tình huống khẩn cấp hoặc không thực hiện được theo quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa phải báo cáo ngay với cơ quan phòng, chống thiên tai và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa;
đ) Khi xuất hiện nguy cơ gây mất an toàn đập, phải cứu hộ đập khẩn cấp, đồng thời báo cáo với cơ quan nhà nước và cơ quan phòng, chống thiên tai có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị có liên quan để kịp thời hỗ trợ, ứng cứu và chỉ đạo ứng phó;
e) Trước mùa mưa hằng năm, tổ chức đánh giá hiện trạng đập, báo cáo chủ quản lý đập, hồ chứa nước.
Như vậy, trong quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước, tổ chức, cá nhân khai thác có 06 trách nhiệm theo nội dung quy định nêu trên.
Nghị định 40/2023/NĐ-CP sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 15/8/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?