Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8071:2009 quy định việc thi công lắp đặt hệ thống chống sét đánh trực tiếp đối với các công trình viễn thông như thế nào?
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8071:2009 quy định việc thi công lắp đặt hệ thống chống sét đánh trực tiếp đối với các công trình viễn thông như thế nào?
- Yêu cầu việc thi công lắp đặt chống sét bảo vệ đường dây thông tin theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8071:2009 ra sao?
- Việc thi công hệ thống tiếp đất được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8071:2009?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8071:2009 quy định việc thi công lắp đặt hệ thống chống sét đánh trực tiếp đối với các công trình viễn thông như thế nào?
Tại tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8071:2009 quy định về việc thi công lắp đặt hệ thống chống sét đánh trực tiếp như sau:
- Điện cực thu sét và dây thoát sét phải được lắp đặt theo đường càng ngắn càng tốt.
- Tất cả các thành phần trong hệ thống chống sét đánh trực tiếp phải được lắp đặt đảm bảo chắc chắn về mặt cơ khí để chịu được các tác động do gió, các điều kiện thời tiết và các tác động cơ học khác.
- Dây thoát sét phải được gắn chặt vào tường và được lắp đặt ở nơi an toàn, tránh gây nguy hiểm cho con người.
- Dây thoát sét trong hệ thống chống sét đánh trực tiếp bảo vệ cột cao ăng ten phải được lắp đặt trong lòng cột tháp và được cố định chắc chắn vào thân tháp.
- Các hệ thống chống sét phát tiên đạo sớm và phân tán năng lượng sét phải được lắp đặt theo đúng quy định của nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, tại tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8071:2009 quy định việc lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền như sau:
- Nếu đường dây điện hạ áp vào nhà trạm viễn thông qua nhà máy nổ, phải lắp đặt thiết bị bảo vệ sơ cấp ngay tại nhà máy nổ hoặc trạm biến thế. Nhà máy nổ phải được trang bị tiếp đất để nối đất cho máy nổ, biến thế và thiết bị chống sét.
- Thiết bị chống sét được lắp đặt tại nhà trạm viễn thông phải đặt trước tủ phân phối điện chính AC.
- Lắp đặt thiết bị chống sét trên đường dây tín hiệu tại vị trí đường dây đi vào nhà trạm và tại giao diện giữa đường dây và thiết bị đúng theo thiết kế.
- Việc thực hiện lắp đặt chi tiền cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị.
- Khi cắt điện lưới để thi công lắp đặt thiết bị chống sét, phải có các biện pháp thích hợp như sử dụng điện máy nổ, ắc quy để không làm gián đoạn thông tin liên lạc.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8071:2009 quy định việc thi công lắp đặt hệ thống chống sét đánh trực tiếp đối với các công trình viễn thông như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu việc thi công lắp đặt chống sét bảo vệ đường dây thông tin theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8071:2009 ra sao?
Tại tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8071:2009 yêu cầu việc thi công lắp đặt chống sét bảo vệ đường dây thông tin như sau:
* Cáp quang có thành phần kim loại
- Với tuyến cáp quang có thành phần kim loại, phải đảm bảo tính liên tục của thành phần kim loại theo chiều dài của cáp, kể cả các chỗ nối và các bộ tái tạo. Phải nối các thành phần kim loại với thanh liên kết cân bằng thế (e.p.b.b) (nối trực tiếp hoặc qua thiết bị chống sét) tại hai đầu tuyến cáp. Nếu không có thanh liên kết cân bằng thế, phải nối các thành phần kim loại này với thanh liên kết cân bằng thế dùng riêng bên trong kết cuối mạng quang.
Hình 7.1 - Nối các phần tử bằng kim loại trong cáp sợi quang
Khi thực hiện tiếp đất dây treo cáp hoặc dây tự treo cáp, dây nối đất phải được đặt trong ống nhựa bảo vệ và được buộc cố định, chắc chắn vào thân cột. Chỉ thực hiện tiếp đất vỏ bọc kim loại tại các hộp cáp.
- Không thực hiện tiếp đất cho vỏ kim loại của cáp quang ngầm có lớp vỏ bọc cách điện.
- Không lắp đặt cáp quang với cáp điện lực trong cùng một ống.
- Khi lắp đặt dây chống sét ngầm, phải bảo đảm tính dẫn điện liên tục dọc theo chiều dài dây chống sét ngầm.
- Lắp đặt thiết bị chống sét tại các điểm cáp vào nhà trạm theo yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt chi tiết của nhà sản xuất thiết bị.
* Cáp kim loại
- Khi lắp đặt, phải chú ý duy trì tính liên tục các thành phần kim loại (màn chắn điện từ, dây treo cáp, các thành phần gia cường…) tại các mối nối, bể cáp, tủ cáp và hộp cáp dọc tuyến. Phải nối các thành phần kim loại của cáp (nối trực tiếp hoặc qua thiết bị chống sét) với thanh liên kết cân bằng thế của nhà trạm tại hai đầu tuyến cáp.
- Khi thực hiện tiếp đất dây treo cáp hoặc dây tự treo cáp, dây nối đất phải được đặt trong ống nhựa bảo vệ và được buộc cố định, chắc chắn vào thân cột. Chỉ thực hiện tiếp đất vỏ bọc kim loại tại các hộp cáp.
- Chỉ thực hiện tiếp đất vỏ cáp ngầm tại các hộp cáp.
- Khi lắp đặt dây chống sét ngầm, phải bảo đảm tính dẫn điện liên tục dọc theo chiều dài dây chống sét ngầm.
- Lắp đặt thiết bị chống sét tại các điểm cáp vào nhà trạm theo yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt chi tiết của nhà sản xuất thiết bị.
Việc thi công hệ thống tiếp đất được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8071:2009?
Tại tiểu mục 7.5 Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8071:2009 quy định về hệ thống thi công hệ thống tiếp đất như sau:
* Thi công hệ thống tiếp đất
Đơn vị thi công hệ thống tiếp đất phải thực hiện thi công theo đúng thiết kế và theo trình tự được trình bày chi tiết trong Phụ lục D.
* Thực hiện liên kết các hệ thống tiếp đất
Khi có nhiều hệ thống tiếp đất dùng cho các chức năng khác nhau, phải thực hiện liên kết các hệ thống tiếp đất có chức năng khác nhau trong một khu vực nhà trạm với nhau để đảm bảo sự cân bằng điện thế bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp 1: Thực hiện liên kết bằng lưới san bằng điện thế
Lưới san bằng điện thế là lưới kim loại chôn dưới đất. Diện tích mặt bằng thi công lưới san bằng điện thế tùy thuộc vào địa hình của các hệ thống tiếp đất nhưng phải đảm bảo lưới san bằng điện thế cách các hệ thống tiếp đất không lớn hơn 5m.
Chú thích: Nên thực hiện thi công lưới san bằng điện thế cùng thời điểm thi công các hệ thống tiếp đất.
Lưới thi công được thực hiện theo trình tự sau:
- Đào đất trên diện tích mặt bằng cần thiết với độ sâu từ 0,5 đến 0,7 m;
- Trên mặt bằng (đã được đào đất), đặt dây đồng hay dây thép mạ kẽm có đường kính từ 3 mm đến 5 mm hoặc những dải đồng hay những dải sắt có kích thước 15 mm x 1 mm hay 10 mm x 2 mm tạo thành hình lưới có kích thước 30 cm x 30 cm hoặc 50 cm x 50 cm;
- Phải hàn tất cả các mắt lưới để tạo thành 1 lưới dẫn điện liên tục;
- Thực hiện liên kết (hàn nối) lưới san bằng với các hệ thống tiếp đất tại những vị trí thích hợp (dây dẫn là ngắn nhất, không lớn hơn 5 m) bằng dây đồng trần với tiết diện lớn hơn hoặc bằng 14 mm2;
- Lấp đất nện chặt.
- Phương pháp 2: Liên kết bằng phương pháp nối trực tiếp
Các hệ thống tiếp đất được liên kết với nhau bằng cáp đồng hoặc thanh đồng trần có tiết diện lớn hơn hoặc bằng 50 mm2 chôn sâu dưới mặt đất khoảng từ 0,5 đến 0,7 m.
Trong trường hợp dùng cáp đồng nhiều sợi, đường kính một sợi không nhỏ hơn 1 mm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?