Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2024 về địa điểm của khu vực sản xuất đối với rau quả tươi quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2024 về địa điểm của khu vực sản xuất đối với rau quả tươi quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2024 về địa điểm của khu vực sản xuất đối với rau quả tươi quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2024 bao gồm các quy định về thực hành vệ sinh chung đối với quá trình sản xuất ban đầu đến tiêu thụ các loại rau quả tươi dùng làm thực phẩm để tạo ra sản phẩm an toàn và bổ dưỡng, đặc biệt là đối với những sản phẩm dùng để tiêu thụ ở dạng tươi. Cụ thể, tiêu chuẩn này được áp dụng cho các loại rau quả tươi trồng trên đồng ruộng hoặc trong các khu vực được bảo vệ (hệ thống thủy canh, nhà kính/nhà lưới v.v...). Tiêu chuẩn này tập trung vào các mối nguy vi sinh vật, đưa ra các mối nguy vật lý và hóa học chủ yếu liên quan đến GAP và GHP.

Tại tiết 4.1.1 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2024 về địa điểm của khu vực sản xuất đối với rau quả tươi quy định như sau:

- Cần đánh giá địa điểm khu vực sản xuất, bao gồm cả độ dốc, khả năng thoát nước (kể cả từ nguồn phân bón), nguy cơ ngập lụt và các đặc tính thủy văn gần khu vực sản xuất ban đầu.

- Các khu vực sản xuất có nguy cơ cao như các cơ sở chăn nuôi, bãi thải nguy hại và các cơ sở xử lý chất thải, cần phải được đánh giá về khả năng ô nhiễm cho đồng ruộng sản xuất hoặc nguồn nước nhiễm vi sinh vật hoặc các mối nguy về môi trường khác (ví dụ: dòng chảy, phân bón, sol khí, rác thải hữu cơ).

- Người trồng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ liên quan đến dòng chảy và ngập lụt (ví dụ: lập bản đồ đồng ruộng sản xuất, làm ruộng bậc thang, đào mương cạn để ngăn nước chảy vào đồng ruộng).

- Trong trường hợp có nguy cơ ô nhiễm từ bụi, rác hoặc sol khí, cần nỗ lực bảo vệ các khu vực trồng và khu vực xử lý sản phẩm. Việc sử dụng các biện pháp chắn gió hiệu quả (chắn gió tự nhiên, như trồng cây hoặc làm hàng rào bảo vệ) hoặc phủ bạt bảo vệ là các biện pháp có thể được sử dụng để giảm mầm bệnh và ô nhiễm hóa chất của khu vực sản xuất ban đầu.

- Cần xem xét đến TCVN 10168 (CXC 49) khi xác định loại rau quả được trồng, do các loại cây trồng khác nhau hấp thụ kim loại nặng và các chất gây ô nhiễm môi trường khác ở các mức độ khác nhau.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2024 về địa điểm của khu vực sản xuất đối với rau quả tươi quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2024 về địa điểm của khu vực sản xuất đối với rau quả tươi quy định như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Hoạt động của động vật và con người trong sản xuất đối với rau quả tươi ra sao?

Tại tiết 4.1.2 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2024 về hoạt động của động vật và con người trong sản xuất đối với rau quả tươi như sau:

Con người và nhiều loài động vật có thể có mặt trong môi trường sản xuất ban đầu được biết đến là yếu tố mang mầm bệnh tiềm ẩn từ thực phẩm. Động vật hoang dã đặc biệt khó quản lý do sự có mặt của chúng là không thường xuyên.

Khi thực hiện bước vệ sinh môi trường đánh giá nguy cơ là nghiêm trọng, các hoạt động của con người và động vật có thể gây nguy cơ ô nhiễm trực tiếp cho cây trồng và đất, cũng như ô nhiễm gián tiếp qua nguồn nước mặt và các nguồn đầu vào khác, thì cần thực hiện các biện pháp khắc phục để giảm thiểu ô nhiễm. Cần xem xét các nội dung sau:

- Nên sử dụng các phương pháp sinh học, canh tác, vật lý và hóa học thích hợp để kiểm soát sinh vật gây hại để không cho các động vật có mặt trong các khu vực sản xuất và xử lý chính trong phạm vi có thể.

Các phương pháp khả thi bao gồm việc sử dụng các hàng rào vật lý (ví dụ: hàng rào), biện pháp ngăn chặn tích cực (ví dụ: máy phát tiếng ồn, bù nhìn, hình ảnh con cú, dải giấy bạc) và/hoặc các phương pháp trồng trọt (ví dụ: luân canh cây trồng).

- Các khu vực sản xuất và xử lý chính phải được thiết kế và duy trì phù hợp để giảm khả năng dẫn dụ các vật trung gian truyền bệnh (ví dụ: côn trùng và động vật gặm nhấm).

Các phương pháp khả thi bao gồm giảm thiểu nước đọng trên đồng ruộng, hạn chế động vật tiếp cận nguồn nước (có thể dựa trên quy định của địa phương về hệ thống tưới tiêu công cộng), duy trì các địa điểm sản xuất cũng như khu vực xử lý không có rác thải và phải gọn gàng.

- Các khu vực sản xuất ban đầu rau quả tươi cần được đánh giá để phát hiện bằng chứng về sự có mặt của động vật hoang dã hoặc hoạt động của động vật nuôi (ví dụ: phân động vật, tổ chim, lông/lông thú, khu vực rộng có dấu vết động vật, đào hang, xác động vật đang phân hủy, thiệt hại mùa màng do chăn thả gia súc), đặc biệt là gần thời điểm thu hoạch. Khi có bằng chứng, người trồng trọt nên đánh giá nguy cơ để xác định xem vùng sản xuất bị ảnh hưởng có nên được thu hoạch để tiêu thụ trực tiếp không.

- Nếu có thể, cần kiểm soát lối vào trong khu vực thu hoạch đối với những người không cần thiết, khách không thường xuyên và trẻ nhỏ, do họ có thể làm tăng nguy cơ ô nhiễm.

Yêu cầu đối với nguyên liệu đầu vào đối với rau quả tươi thế nào?

Tại tiết 4.2.1 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2024 về yêu cầu đối với nguyên liệu đầu vào đối với rau quả tươi như sau:

Nguyên liệu đầu vào nông nghiệp phải không được chứa chất gây ô nhiễm (xác định theo TCVN 5603) ở mức có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính an toàn của các loại rau quả tươi và phải xem xét đến các hướng dẫn sử dụng nước thải và chất thải an toàn trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành, khi cần.

Tiêu chuẩn quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2024 về địa điểm của khu vực sản xuất đối với rau quả tươi quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13239-1:2024 về Công nghệ thông tin - Kiến trúc tham chiếu dữ liệu lớn - Phần 1: Khung và quy trình ứng dụng?
Pháp luật
TCVN 13918-1:2024 về Thang nâng xây dựng vận chuyển hàng - Phần 1: Thang nâng với bàn nâng có thể tiếp cận được?
Pháp luật
TCVN 14146-1:2024 về Giống động vật da gai - Yêu cầu kỹ thuật - Phần 1: Hải sâm cát (Holothuria scabra Jaeger, 1833)?
Pháp luật
TCVN 7417-25:2015 (IEC 61386-25:2011) về Hệ thống ống dùng cho quản lý cáp - Phần 25: Yêu cầu cụ thể - Cơ cấu cố định ống?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14270:2024 quy định yêu cầu về thiết bị thi công nhựa đường a xít thấm bám ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13525:2024 về Quy trình thử nghiệm phản ứng với lửa đối với sản phẩm như nào?
Pháp luật
TCVN 11064:2016 về Thực phẩm chức năng - Xác định hàm lượng Ephedrine Aglycol - Phương pháp bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao?
Pháp luật
TCVN 13943-15:2024 (BS EN 14617-15:2005) về Đá nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 15: Xác định cường độ chịu nén thế nào?
Pháp luật
TCVN 14159-2:2024 về Quản lý tài liệu - Định dạng tệp tài liệu điện tử cho bảo quản lâu dài - Phần 2: Sử dụng ISO 32000-1 (PDF/A-2) thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiêu chuẩn quốc gia
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
23 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào