TCVN 13918-1:2024 về Thang nâng xây dựng vận chuyển hàng - Phần 1: Thang nâng với bàn nâng có thể tiếp cận được?
TCVN 13918-1:2024 về Thang nâng xây dựng vận chuyển hàng - Phần 1: Thang nâng với bàn nâng có thể tiếp cận được?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13918-1:2024 về Thang nâng xây dựng vận chuyển hàng - Phần 1: Thang nâng với bàn nâng có thể tiếp cận được (Builder’s hoists for goods Part 1: Hoist with accessible platforms), phạm vi áp dụng như sau:
(1) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13918-1:2024 quy định đối với thang nâng xây dựng dẫn động điện được lắp đặt tạm thời (trong thực tế còn gọi là vận thăng chở hàng) dùng trên các công trường xây dựng và công trình kỹ thuật, phục vụ các tầng dừng và chỉ những người được phép mới được sử dụng. Thang nâng có bàn nâng để mang tải và có các đặc điểm sau:
- Thiết kế chỉ để vận chuyển vật liệu;
- Có dẫn hướng;
- Chuyển động theo phương thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng với góc nghiêng tối đa 15 °;
- Nâng hạ bằng hệ thống tời cáp, xích, truyền động bánh răng - thanh răng hoặc cơ cấu tay đòn mở rộng;
- Cột dẫn hướng ở trạng thái làm việc có yêu cầu hoặc không có yêu cầu tựa vào công trình nhờ các kết cấu riêng biệt;
- Cho phép những người đã được huấn luyện có thể tiếp cận trong quá trình xếp dỡ;
- Được điều khiển bởi người có trách nhiệm;
- Cho phép, nếu cần thiết, việc tiếp cận và đi lại của những người được phép và người được ủy quyền trong quá trình lắp đặt, tháo dỡ, bảo trì và kiểm tra.
(2) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13918-1:2024 đề cập đến các mối nguy phát sinh trong các giai đoạn khác nhau trong suốt đời hoạt động của thang nâng như được liệt kê trong Phụ lục B và đưa ra các phương pháp loại bỏ hoặc giảm thiểu các mối nguy này khi chúng được sử dụng đúng mục đích thiết kế và cả khi sử dụng sai mục đích thiết kế nhưng hợp lý mà nhà sản xuất có thể đã dự đoán được.
(3) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13918-1:2024 không nêu các yêu cầu bổ sung đối với các trường hợp sau:
- Thiết bị thủy lực;
- Hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt (Ví dụ: khí hậu khắc nghiệt, từ trường mạnh);
- Chống sét;
- Hoạt động tuân theo các quy định đặc biệt (Ví dụ: như trong môi trường dễ cháy nổ);
- Khả năng tương thích điện từ (phát xạ, miễn nhiễm);
- Vận chuyển các loại tải mà bản chất của chúng có thể dẫn đến các mối nguy (Ví dụ: kim loại nóng chảy, axit/bazơ, vật liệu bức xạ, tải dễ vỡ);
- Sử dụng động cơ đốt trong;
- Sử dụng điều khiển từ xa;
- Các mối nguy xảy ra trong quá trình chế tạo;
- Các mối nguy xảy ra do di chuyển máy;
- Các mối nguy xảy ra do máy được lắp đặt phía trên đường giao thông công cộng;
- Động đất;
- Tiếng ồn;
- Ecgônômi;
- Rào chắn cố định;
- Sự can thiệp của người vận hành.
(4) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13918-1:2024 không áp dụng cho:
- Các thang nâng chở người và vật liệu;
- Thang máy theo các tiêu chuẩn: EN 81-3:2000+A1:2008 và EN 81-20:20201);
- Thang nâng nghiêng với thiết bị mang tải không thể tiếp cận theo TCVN 13918-2:2024;
- Lồng công tác treo trên thiết bị nâng;
- Sàn công tác trên dĩa nâng của xe nâng hàng;
- Bàn vận chuyển theo EN 16719:2018;
- Sàn công tác;
- Toa xe đường sắt cáp kéo leo núi;
- Thang máy được thiết kế đặc biệt cho mục đích quân sự;
- Thang máy mỏ;
- Thang máy trong nhà hát;
- Các thang máy chuyên dụng.
(5) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13918-1:2024 cũng quy định đến việc lắp đặt thang nâng, bao gồm cả khung đỡ, rào chắn bảo vệ xung quanh nhưng không bao gồm thiết kế kết cấu bê tông, lõi cứng, gỗ hoặc nền móng. Tiêu chuẩn này cũng quy định việc thiết kế các giằng cột nhưng không bao gồm thiết kế các bu lông neo vào kết cấu tựa, quy định việc thiết kế hệ thống các tầng dừng và khung đỡ của nó nhưng không bao gồm thiết kế các bu lông neo vào kết cấu tựa.
(6) Một số thang nâng có thể không bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn này. VÍ DỤ: một số thang nâng sản xuất trước ngày công bố Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13918-1:2024.
TCVN 13918-1:2024 về Thang nâng xây dựng vận chuyển hàng - Phần 1: Thang nâng với bàn nâng có thể tiếp cận được? (Hình từ Internet)
Quy định chung về tổ hợp tải trọng và tính toán?
Căn cứ theo tiết 4.2.1 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13918-1:2024 quy định chung về tổ hợp tải trọng và tính toán như sau:
Kết cấu của thang nâng phải được thiết kế và chế tạo sao cho đủ bền trong mọi điều kiện vận hành dự kiến, bao gồm cả việc lắp đặt và tháo dỡ, ví dụ: trong môi trường nhiệt độ thấp.
Việc thiết kế toàn bộ kết cấu và từng bộ phận của nó phải dựa trên các tác động của bất kỳ tổ hợp tải trọng nào có thể xảy ra như quy định trong 4.2 này. Các tổ hợp tải trọng phải xét đến các vị trí bất lợi nhất của bàn nâng và tải trọng liên quan đến cột và các giằng cột, cả trong quá trình di chuyển theo phương thẳng đứng của bàn nâng và bất kỳ chuyển động ngang nào của nó, ví dụ: sự xoay của bàn nâng. Các giằng cột với kết cấu đỡ được coi là một phần của kết cấu thang nâng.
Đối với trường hợp chưa được đề cập đến trong tiêu chuẩn này (ví dụ: khi hai bàn nâng chạy trên cùng một cột tháp hoặc nhiều bàn nâng di chuyển trên một hoặc nhiều cột tháp), các trường hợp tải trọng có thể được xét đến dựa trên các phương pháp hiện đại có tính đến xác suất xuất hiện sự cố.
Bảng mức đáp ứng cho các thiết bị an toàn?
Bảng mức đáp ứng cho các thiết bị an toàn được quy định tại Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13918-1:2024 như sau:
Phụ lục A
(quy định)
Mức đáp ứng cho các thiết bị an toàn
Bảng A.1 - Mức đáp ứng của thiết bị an toàn
Điều | Mô tả chức năng an toàn | Mức đáp ứng nhỏ nhất theo ISO 13849-1:2015 |
4.5.5.1 | Khoá liên động và khoá cửa tầng dừng có chiều cao đầy đủ. | c |
4.5.5.2 | Khoá liên động và khoá cửa tầng dừng giảm chiều cao giảm. | c |
4.6.1.4.3 4.6.1.4.4 | Giám sát trạng thái đóng của cửa bàn nâng. | b |
4.6.1.4.5 | Khoá liên động và khoá cửa bàn nâng. | c |
4.6.2.4 | Ngăn chặn chuyển động bình thường sau khi kích hoạt bộ an toàn vượt tốc. | b |
4.6.3.1 | Ngăn chặn chuyển động bình thường sau khi có sự can thiệp của thiết bị phát hiện quá tải. | b |
4.7.4.8 | Đóng phanh bằng cách ngắt dòng điện cấp cho phanh. | c |
4.8.2.3, 4.8.2.4 | Ngăn chặn chuyển động bình thường trong trường hợp đảo ngược pha hoặc phát hiện lỗi pha. | a |
4.8.8.1 | Bàn nâng dừng ở tầng dừng cao nhất và thấp nhất (công tắc dừng đầu cuối). | a |
4.8.8.2 | Bàn nâng dừng trước khi tiếp xúc với giảm chấn hoặc hoặc thiết bị dừng cơ học (công tắc giới hạn cuối hành trình). | b |
4.8.8.3 | Bàn nâng dừng ở vị trí 2 m. | b |
4.8.8.4 | Ngăn chặn chuyển động đi lên trong trường hợp không phát hiện thấy cột. | b |
4.8.9 | Ngăn chặn chuyển động đi xuống trong trường hợp thiết bị chùng cáp/xích bị kích hoạt. | a |
4.8.10 | Ngăn chặn chuyển động trong trường hợp sai vị trí của các phụ kiện phục vụ lắp đặt. | b |
4.8.11.1 a), b) | Bàn nâng dừng sau khi kích hoạt thiết bị dừng theo ISO 14118:2018. | c |
4.8.11.1 c), d) | Bàn nâng dừng sau khi kích hoạt thiết bị dừng khẩn cấp theo ISO 14118:2018. | c |
4.8.12.1 | Bàn nâng dừng do nguồn điện cung cấp cho động cơ bị ngắt | c |
4.8.12.2 | Ngăn chặn chuyển động của bàn nâng trong trường hợp các tiếp điểm chính không mở | c |










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đường cao tốc là gì? Đường cao tốc được phân làm bao nhiêu cấp? Các quy định chung về đường cao tốc?
- Ban quản trị chung cư ký hợp đồng 3 năm với đơn vị quản lý vận hành khi nhiệm kỳ còn 6 tháng được không?
- Tính cạnh tranh có phải là tiêu chí để sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển không?
- Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam được hiểu như thế nào? Thẩm quyền kiểm tra ra sao? Trách nhiệm gồm những gì?
- Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em về cảnh vật quê hương hay nhất? Dàn ý chi tiết thế nào?