Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8787 : 2011 yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử về sơn tín hiệu giao thông, sơn vạch đường hệ dung môi ra sao?
- Tài liệu viện dẫn tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8787 : 2011 yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử về sơn tín hiệu giao thông, sơn vạch đường hệ dung môi là gì?
- Yêu cầu kỹ thuật về Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ dung môi như thế nào?
- Hướng dẫn lấy mẫu Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ dung môi như thế nào?
Tài liệu viện dẫn tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8787 : 2011 yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử về sơn tín hiệu giao thông, sơn vạch đường hệ dung môi là gì?
Tại Mục 2 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8787:2011 yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử về Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ dung môi có nêu rõ tài liệu viện dẫn tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8787:2011 như sau:
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2090 : 2007 (ISO 15508 : 2000), Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni - Lấy mẫu.
TCVN 2091 : 2008 (ISO 1524 : 2000), Sơn, vecni và mực in - Xác định độ nghiền mịn.
TCVN 2097 : 1993, Sơn - Phương pháp xác định độ bám dính của màng sơn.
TCVN 2099 : 2007 (ISO 1519 : 2002), Sơn và vecni - Phép thử uốn (trục hình trụ).
TCVN 2101 : 2008 (ISO 2813 : 1994/Cor.1:1997), Sơn và vecni - Xác định độ bóng phản quang của màng sơn không chứa kim loại ở góc 20o, 60o và 85o.
TCVN 2102 : 2008 (ISO 3668 : 1998), Sơn và vecni - Xác định màu sắc theo phương pháp so sánh trực quan.
TCVN 8792:2011, Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại - Phương pháp thử nghiệm mù muối.
AS 1580.105.2-2002, Paints and related materials - Methods of test - Pretreatment of metal test panels - Sanding (Sơn và các vật liệu liên quan - Phương pháp chuẩn bị tấm thử kim loại bằng cát).
AS 1580.214.1, Consistency - stormer viscometer (Phương pháp xác định độ nhớt).
AS 1580.401.8, No-pick-up time for road marking paints (Phương pháp xác định thời gian khô của sơn vạch đường).
AS 2700S, Colour standards for general purpose (Các tiêu chuẩn màu sắc dùng cho mục đích chung).
AS 1580.601.1.3, Colour - visual comparison (Phương pháp so màu bằng mắt thường).
ISO 2808, Paint and varnish - Determination of wet film thickness (Sơn và vecni - Xác định độ dày màng).
BS 3900-F4, Methods of test for paints - Resistance to continuous salt spray (Phương pháp thử mù muối liên tục).
AASHTO M247-05, Glass Beads Used in Traffic Paints (Bi thủy tinh sử dụng cho sơn tín hiệu giao thông).
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8787 : 2011 yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử về Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ dung môi ra sao? (Hình từ Internet)
Yêu cầu kỹ thuật về Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ dung môi như thế nào?
Tại Mục 2 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8787:2011 yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử về Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ dung môi có nêu rõ yêu cầu kỹ thuật về Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ dung môi như sau:
Độ ổn định
Sau khi xuất kho, sơn được thử nghiệm lần đầu không có màng, cục, gel và những hạt thô khi quan sát bằng mắt thường. Trong vòng bốn tuần từ thời điểm sản xuất, độ sa lắng của sơn không được nhỏ hơn 8
Độ mịn
Sơn càng được phân tán tốt thì hiệu quả sử dụng càng cao. Thông thường không quy định độ mịn cho sơn vạch đường nhưng đối với một vài thiết bị thi công để tránh gây tắc nghẽn có thể đòi hỏi giới hạn độ mịn của sơn trong khoảng 75 mm đến 90 mm (xác định theo TCVN 2091:2008)
Độ nhớt
Sơn phải có độ nhớt nằm trong phạm vi từ 60 đến 80 đơn vị Kreb (Phụ lục B).
CHÚ THÍCH 1: Yêu cầu này cung cấp thông tin về tính chất của sơn để có thể thi công bằng phương pháp phun cũng như hướng dẫn sản xuất các mẻ sơn khi sơn được thiết kế thi công bằng phương pháp phun.
Màu sắc
Màng sơn trên tấm thử nghiệm sau khi làm khô, đem thử nghiệm màu theo phương pháp đưa ra ở Phụ lục B, màu sơn nhận được phải thỏa mãn các yêu cầu sau (dựa trên hệ màu chuẩn theo AS 2700S)
(a) Màu trắng - tương đương hoặc trắng hơn Y35
(b) Màu vàng - tương đương với Y12 hoặc Y14, hoặc tất cả các màu trung gian giữa các màu trên.
(c) Màu đen - không nhạt hơn B64.
Độ phát sáng
Độ phát sáng của màng sơn không được nhỏ hơn 75 % đối với sơn trắng và không được nhỏ hơn 55 % đối với sơn vàng; hoặc không nhỏ hơn 45 % đối với thử nghiệm tại hiện trường.
Khả năng lưu giữ hạt thủy tinh
Khi sơn được thử nghiệm theo 5.3, tỷ lệ hạt thủy tinh ban đầu mất đi trên bề mặt sau khi thử nghiệm bằng máy quét không được vượt quá 10 % (m/m).
Thời gian khô
Được đánh giá theo 5.4, cả hai bánh lăn đều không có hiện tượng nhòe sơn ngay trong lần thử nghiệm đầu tiên, tức là không vượt quá 15 min kể từ thời điểm thi công sơn.
Độ bóng
Màng sơn trên tấm thử nghiệm sau khi làm khô theo 5.1, đem đo độ bóng theo TCVN 2101:2008 bằng cách sử dụng đầu đo 60º, độ bóng sơn không được vượt quá 20 đơn vị độ bóng.
Độ uốn
Sơn được quét lên tấm nền kim loại với độ dày màng sơn khô là 50 mm ± 5 mm. Bằng cách sử dụng dụng cụ đo độ uốn loại 1, với trục có đường kính 12 mm màng sơn không xuất hiện các dấu hiệu bong tróc hoặc đứt gẫy.
Độ bám dính
Độ bám dính của sơn trắng và sơn vàng xác định theo tỉ lệ các ô nguyên vẹn không bị bong tróc tương ứng không được nhỏ hơn 90 % và 80 %.
Độ chống loang màu
Đánh giá theo 5.5, độ phát sáng của sơn áp dụng trên mặt bitum không được giảm quá 3 đơn vị so với giá trị đo được khi thi công sơn trên mặt băng dính trong.
Độ bền va đập
Đánh giá theo 5.6, bề mặt nền kim loại không bị lộ dưới tác động của 2,25 kg vụn thép.
Độ chịu dầu
Thử nghiệm như mô tả ở 5.7. Sau 3 h phục hồi, màng sơn không xuất hiện các dấu hiệu phồng rộp, giá trị độ phát sáng không giảm quá 3 đơn vị so với giá trị phần trăm đo được ở 5.5.
Độ chịu muối
Thử nghiệm như mô tả ở 6.8. Sau 3 h phục hồi, màng sơn không xuất hiện các dấu hiệu phồng rộp, giá trị độ phát sáng không giảm quá 3 đơn vị so với giá trị phần trăm đo được ở 4.3.5.
Độ chịu nước
Thử nghiệm như mô tả ở 5.9. Sau 3 h phục hồi, màng sơn không xuất hiện các dấu hiệu phồng rộp, giá trị độ phát sáng không giảm quá 3 đơn vị so với giá trị phần trăm đo được ở 4.3.5.
Độ chịu kiềm
Thử nghiệm như mô tả ở 5.10. Sau 3 h phục hồi màng sơn, không xuất hiện các dấu hiệu phồng rộp, giá trị độ phát sáng không giảm quá 3 đơn vị so với giá trị phần trăm đo được ở 4.3.5.
Độ bền khí quyển
Sơn được quét lên tấm nhôm cromat, sau đó cho thử nghiệm chạy khí quyển nhân tạo trong 500 h theo tiêu chuẩn BS 3900 hoặc TCVN 8792:2011, màng sơn không xuất hiện các dấu hiệu phồng rộp, đứt gãy hay rạn nứt, giá trị độ phát sáng không giảm quá 3 đơn vị so với giá trị phần trăm đo được ở 4.3.5.
Độ mài mòn
Khối lượng hao hụt do mài mòn sau 100 vòng mài không vượt quá 500 mg theo 5.11
Các chỉ tiêu thử nghiệm hiện trường
+ Tổng quan - Các vạch đường thử nghiệm được thi công theo hướng dẫn ở 5.14, trên một con đường nhỏ cho 1.500.000 lượt xe qua lại liên tục trong một thời gian từ 3 tháng đến 9 tháng.
+ Độ mài mòn - được đánh giá theo hướng dẫn ở 5.14 sau khi cho 1.500.000 lượt xe cộ đi qua vạch đường thử nghiệm, chỉ số mài mòn không được vượt quá 35 và ảnh tương đương diện tích vạch đường còn lại ≥ 90 %.
+ Độ phản quang - được thử nghiệm theo hướng dẫn ở 5.12 độ phản quang của màng sơn thử nghiệm chứa hạt thủy tinh sau khi cho lưu thông 200.000 lượt xe cộ đi qua không được nhỏ hơn 50 % độ phản quang đo được tại thời điểm sau khi áp dụng 1 h.
+ Độ phát sáng - Được thử nghiệm theo hướng dẫn ở 5.2, độ phát sáng của vạch sơn không chứa hạt sau khi cho 3.000.000 lượt xe đi qua trên bề mặt đường nhựa hay cho 1.000.000 lượt xe đi qua trên bề mặt đường láng nhựa không được nhỏ hơn 45 %.
Các điều kiện sau khi nhập kho
Thông thường sơn không đem sử dụng ngay sau khi sản xuất, mà được giữ ổn định trong thùng chứa sau một khoảng thời gian nào đó mà đối với sơn vạch đường khoảng thời gian này không được vượt quá 6 tháng. Sơn lỏng bảo dưỡng trong thùng đã được đậy kín ở 25 oC ± 2 oC trong vòng 6 tháng sau khi nhập kho kể từ ngày sản xuất, sản phẩm sơn lỏng phải thỏa mãn các điều kiện sau
(a) Độ nhớt của sơn không được thay đổi quá ± 5 đơn vị Kreb so với độ nhớt đo tại thời điểm sản xuất.
(b) Sơn có mức độ sa lắng lớn hơn 4.
(c) Có khả năng tái trộn hợp.
Hướng dẫn lấy mẫu Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ dung môi như thế nào?
Tại Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8787:2011 hướng dẫn lấy mẫu Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ dung môi như sau:
- Thận trọng khi lấy mẫu không để mẫu bị nhiễm bẩn hoặc lẫn dung môi.
- Do khả năng bay hơi của sơn dung môi rất cao, nên thùng chứa phải hoàn toàn kín khí và được đậy chặt ngay sau khi lấy mẫu.
- Thùng chứa mẫu không được ngâm trong dung môi hoặc lau bằng khăn tẩm dung môi. Sơn dây bẩn hoặc lấy tràn ra ngoài thùng phải được lau bằng khăn khô và sạch ngay sau khi đậy nắp thùng.
- Phải hết sức thận trọng tránh va đập thùng khi vận chuyển sơn.
- Khi lấy mẫu và đậy nắp thùng phải dùng găng tay, mặc bảo hộ lao động và đeo kính bảo vệ mắt.
- Tránh xa các nguồn phát lửa, tia lửa điện.
- Thực hiện lấy mẫu một cách nhẹ nhàng không làm bắn hay đổ sơn.
- Thùng chứa mẫu phải được đặt trên bề mặt phẳng chắc chắn để tránh bắn, đổ hay tràn sơn trong khi đậy nắp thùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?