Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13932:2024 phương pháp xác định điện trở suất hoặc điện dẫn suất của bê tông thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13932:2024 phương pháp xác định điện trở suất hoặc điện dẫn suất của bê tông thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13932:2024 phương pháp xác định điện trở suất hoặc điện dẫn suất của bê tông thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13932:2024 quy định phương pháp xác định điện trở suất hoặc điện dẫn suất của mẫu bê tông đúc hoặc mẫu khoan sau khi ngâm bão hòa trong dung dịch lỗ rỗng mô phỏng để đánh giá nhanh khả năng chống lại sự thâm nhập của chất lỏng và các ion xâm thực hòa tan.

Do kết quả thí nghiệm là một hàm của điện trở hoặc độ dẫn điện, sự có mặt của cốt thép, sợi kim loại hoặc các vật liệu dẫn điện khác sẽ làm kết quả độ dẫn điện cao hơn so với mẫu bê tông có chất lượng tương đương mà không chứa các vật liệu dẫn điện.

Lưu ý: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13932:2024 không áp dụng đối với các mẫu bê tông chứa cốt thép đặt dọc trục, cũng như mẫu chứa cốt sợi kim loại phân tán.

Theo đó, tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13932:2024 quy định về nguyên tắc xác định điện trở suất hoặc điện dẫn suất của bê tông như sau:

Điện trở và độ dẫn điện của bê tông được xác định trên các tổ mẫu đúc hoặc mẫu khoan, mỗi tổ gồm ít nhất hai mẫu. Bề mặt mẫu được làm phẳng, đo kích thước và ngâm mẫu ngập trong dung dịch lỗ rỗng mô phỏng ít nhất 6 ngày hoặc sau khi tháo khuôn đối với mẫu đúc.

Trong khi ngâm mẫu trong dung dịch, kiểm tra thiết bị thí nghiệm điện trở hoặc độ dẫn điện trong khoảng điện trở hoặc độ dẫn điện dự kiến. Sau đó, lắp mẫu vào thiết bị thí nghiệm. Thiết bị thí nghiệm có thể hiển thị trực tiếp điện trở suất hoặc điện dẫn suất khi nhập kích thước mẫu hoặc chỉ hiển thị điện áp và dòng điện, từ đó tính ra giá trị điện trở suất và điện dẫn suất.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13932:2024 phương pháp xác định điện trở suất hoặc điện dẫn suất của bê tông thế nào? (Hình từ internet)

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13932:2024 phương pháp xác định điện trở suất hoặc điện dẫn suất của bê tông thế nào? (Hình từ internet)

Việc chuẩn bị và ổn định mẫu thử trong xác định điện trở suất hoặc điện dẫn suất của bê tông ra sao?

Việc chuẩn bị và ổn định mẫu thử trong xác định điện trở suất hoặc điện dẫn suất của bê tông được quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13932:2024 như sau:

- Chuẩn bị mẫu thử:

+ Tháo mẫu ra khỏi khuôn hoặc túi nhựa nếu mẫu đúc tại hiện trường, Nếu cần thiết có thể cắt hai đầu sao cho mặt cắt vuông góc với trục dọc của mẫu.

+ Lấy mẫu lõi ra khỏi túi nhựa và cắt hai đầu sao cho mặt cắt vuông góc với trục mẫu.

+ Sau khi chuẩn bị xong, dùng thước đo và ghi lại đường kính mặt cắt mẫu, mỗi đầu ghi lại hai giá trị vuông góc với nhau. Chiều dài mẫu lấy 4 giá trị sao cho mỗi lần đo cách nhau 90°. Tính giá trị đường kính (D) và chiều cao (L) trung bình lấy chính xác đến 0,001 m. Tính và ghi lại diện tích (m2). sử dụng đường kính trung bình để tính diện tích mặt cắt ngang, lấy chính xác đến 3 chữ số.

- Ổn định mẫu thử:

+ Sau khi đo kích thước, ngâm 2 mẫu đúc hoặc mẫu lõi vào thùng có dung tích 18 L đến 20 L với dung dịch lỗ rỗng mô phỏng sao cho ngập bề mặt mẫu từ 35 đến 40 mm. Duy trì nhiệt độ dung dịch ở (27 ± 2) °C. Ngâm mẫu ít nhất 6 ngày cho đến khi thí nghiệm.

+ Nếu có nhiều hơn 2 mẫu thử được chuẩn bị trong một thùng, duy trì thể tích dung dịch theo Điều

Chú thích: Thể tích dung dịch lỗ rỗng mô phỏng bao quanh mẫu thử khoảng từ hai đến ba lần thể tích các mẫu.

Vật liệu và hóa chất xác định điện trở suất hoặc điện dẫn suất của bê tông thế nào?

Căn cứ tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13932:2024 quy định về vật liệu và hóa chất xác định điện trở suất hoặc điện dẫn suất của bê tông như sau:

- Dung dịch mô phỏng:

Thêm 7,6 g NaOH khô; 10,64 g KOH khô và 2 g Ca(OH)2 khô vào bình chia độ 1 L và thêm nước khử ion vào đến vạch 1 L.

Chú thích: Có thể pha đủ dung dịch vào thùng 18 L đến 20 L với tỷ lệ: 13 250 g nước cất; 102,6 g NaOH; 143,9 g KOH và 27 g Ca(OH)2. Không điều chỉnh độ tinh khiết của thuốc thử.

Chú thích: Sử dụng dung dịch lỗ rỗng mô phỏng nhằm mục đích giảm thiểu sự hòa tan kiềm và Ca(OH)2 từ mẫu thử để sự thay đổi độ dẫn điện của dung dịch lỗ rỗng là nhỏ nhất. Điện dẫn suất và điện trở suất của dung dịch lỗ rỗng này là 7874 mS/m và 0,127 Ωm tương ứng.

Thành phần và độ dẫn điện của dung dịch sẽ thay đổi đối với các bê tông khác nhau và thời gian bảo dưỡng khác nhau. Nhưng việc chế tạo dung dịch lỗ rỗng để phù hợp với mỗi loại bê tông là không khả thi.

+ Ổn định dung dịch lỗ rỗng mô phỏng đến nhiệt độ phòng trước khi sử dụng

+ Cảnh báo: Trước khi sử dụng NaOH và KOH, cần lưu ý những vấn đề sau:

++ Đảm bảo an toàn khi sử dụng NaOH và KOH;

++ Sơ cứu vết bỏng;

++ Ứng phó khẩn cấp đối với sự cố tràn, như được mô tả trong Bảng dữ liệu an toàn vật liệu của nhà sản xuất hoặc tài liệu an toàn đáng tin cậy khác. NaOH và KOH cũng như các dung dịch chứa chúng có thể gây bỏng và tổn thương cho da và mắt nếu không được bảo vệ.

Cần có thiết bị bảo hộ thích hợp khi pha chế dung dịch và khi đặt mẫu cũng như lấy mẫu khỏi dung dịch lỗ rỗng mô phỏng. Cần đeo khẩu trang hoặc mặt nạ và găng tay kháng kiềm. Găng tay phải được kiểm tra định kỳ để phát hiện lỗ thủng kịp thời.

- Chất lỏng dẫn điện:

Được cho vào miếng mút xốp và mỗi tấm điện cực để đảm bảo kết nối điện với bề mặt mẫu bê tông. Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị về thành phần và cách sử dụng chất lỏng dẫn điện.

Chú thích: Có thể sử dụng nước bão hòa canxi hydroxyt làm chất lỏng dẫn điện cho miếng mút xốp. Ngoài ra, có thể lựa chọn dung dịch lỗ rỗng mô phỏng được quy định trong tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13932:2024 hoặc chất lỏng dẫn điện được cấp bởi nhà sản xuất cho phù hợp với thiết bị.

Không nên sử dụng nước cất hoặc nước khử ion do chúng có độ dẫn điện kém. Có thể sử dụng nước máy nếu xác định được nước máy có độ dẫn điện đáp ứng yêu cầu, tuy nhiên, không khuyến nghị sử dụng.

*Xem chi tiết tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13932:2024

Tiêu chuẩn quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13894-2:2023 về phương pháp thử nghiệm đối với hệ thống hãm được sử dụng cho tàu tốc độ cao ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13932:2024 phương pháp xác định điện trở suất hoặc điện dẫn suất của bê tông thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13934:2024 về thiết bị và dụng cụ xác định khả năng ức chế ăn mòn thép trong bê tông của phụ gia?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12651:2020 về Bồn tiểu nam - Treo tường - Yêu cầu chức năng và phương pháp thử thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13931:2024 về Bê tông - Phương pháp xác định hệ số dịch chuyển Clorua thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13930:2024 về thiết bị và dụng cụ trong phương pháp xác định tốc độ hút nước của bê tông ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13914:2023 ISO 16712:2005 quy định thu thập, xử lý và vận chuyển giáp xác amphipoda ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-1:2024 tiêu chuẩn chất lượng ổn định môi trường của cốt liệu xỉ lò cao như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023 về thiết bị đo trở kháng mạch vòng trong an toàn điện của hệ thống phân phối điện hạ áp thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiêu chuẩn quốc gia
12 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiêu chuẩn quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào