Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13914:2023 ISO 16712:2005 quy định thu thập, xử lý và vận chuyển giáp xác amphipoda ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13914:2023 ISO 16712:2005 về thu thập, xử lý và vận chuyển giáp xác amphipoda ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13914:2023 ISO 16712:2005 về thu thập, xử lý và vận chuyển giáp xác amphipoda ra sao?

Tại tiết 4.1.4 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13914:2023 ISO 16712:2005 về thu thập, xử lý và vận chuyển giáp xác amphipoda như sau:

- Tùy thuộc vào loài và/hoặc điều kiện địa điểm thu gom, lấy mẫu các giáp xác amphipoda sử dụng dụng cụ phần ngoạm sinh vật đáy1), dụng cụ nạo vét sinh học nhỏ hoặc xẻng tại các vùng triều. Nếu sử dụng dụng cụ nạo vét, thì vét một đoạn ngắn (< 10 m) để giảm thiểu hư hại cho cá thể thử nghiệm[39]. Thu lấy nhiều hơn ít nhất một phần ba cá thể thử nghiệm yêu cầu cho phép thử.

Chọn vị trí thu thập mà trước đó cho thấy có nhiều sinh vật có kích thước và độ tuổi chính xác hoặc bằng cách sàng để thu thập trước trầm tích tại địa điểm lấy[31]. Các sinh vật được sử dụng làm loài thử nghiệm phải được xác nhận về mặt phân loại (ví dụ: Tài liệu tham khảo [4], [5], [32]).

Đo và ghi lại độ mặn, nhiệt độ và hàm lượng oxy hòa tan của nước gần với trầm tích tại điểm thu gom. Sàng các mẫu trầm tích tại thời điểm thu gom qua sàng có mắt lưới từ 0,5 mm đến 1,0 mm.

Việc lựa chọn cỡ sàng phụ thuộc vào kích thước của loài sinh vật được thu thập và việc này rất quan trọng để xác định số lượng giáp xác amphipoda được thu hồi. Sàng phải được làm bằng vật liệu không độc.

Sử dụng nước tại điểm thu thập để sàng trầm tích tại hiện trường và để phủ trầm tích trong thùng chứa trong quá trình thu thập và vận chuyển mẫu. Loại bỏ mảnh vụn và cá thể ăn thịt đã thu được bằng sàng. Vận chuyển giáp xác amphipoda thu được ở nhiệt độ mát, với các vật hữu sinh và vô sinh như rong biển đựng trong thùng vận chuyển, hoặc với lớp nước ở trên và giáp xác amphipoda trở lại lớp trầm tích trong thùng vận chuyển. Sục không khí vào lớp nước trong quá trình vận chuyển.

Cần có một phần trầm tích đã sàng trong phòng thử nghiệm sử dụng để giữ giáp xác amphipoda và làm trầm tích đối chứng. Dự trữ một phần trầm tích để phân tích vật lý (ví dụ: cỡ hạt) và phân tích hóa học. Cách khác, thu thập và vận chuyển giáp xác amphipoda trong trầm tích với lượng lớn mà không cần sàng tại hiện trường. Tuy nhiên, các sinh vật ăn thịt phải được nhặt để loại ra khỏi thùng trước khi vận chuyển.

Trong quá trình vận chuyển cần cố gắng duy trì nhiệt độ và độ mặn của nước thu gom tại điểm lấy mẫu. Nhiệt độ trong thùng chứa vận chuyển không được vượt quá phạm vi tối ưu đối với các loài giáp xác amphipoda cụ thể, như trong Phụ lục B. Lớp nước biển phía trên phải được sục khí trong quá trình vận chuyển.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13914:2023 ISO 16712:2005 về thu thập, xử lý và vận chuyển giáp xác amphipoda ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13914:2023 ISO 16712:2005 về thu thập, xử lý và vận chuyển giáp xác amphipoda ra sao? (Hình ảnh Internet)

Giữ và làm thích nghi giáp xác amphipoda như thế nào?

Tại tiết 4.1.5 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13914:2023 ISO 16712:2005 về giữ và làm thích nghi giáp xác amphipoda như sau:

- Nếu cần, các mẫu thu thập tại hiện trường có thể được sàng lại khi đưa trở lại phòng thử nghiệm (lỗ sàng từ 0,5 mm đến 1,0 mm tùy thuộc vào kích thước của giáp xác amphipoda được sử dụng trong thử nghiệm), nếu muốn đánh giá tỷ lệ sống của giáp xác và xác định loài, chọn và đếm số lượng giáp xác amphipoda có kích thước phù hợp để thử nghiệm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sàng lại các giáp xác amphipoda thu được tại hiện trường trong phòng thử nghiệm sẽ làm gây áp lực thêm cho các sinh vật. Sử dụng nước biển từ địa điểm thu gom, tại hiện trường hoặc nước biển đã hoàn nguyên, làm lớp nước phía trên thùng chứa vận chuyển, duy trì độ mặn ban đầu (trong dải ± 2 g/kg) và nhiệt độ (trong khoảng ± 2 °C) của nước biển tại địa điểm thu gom trong suốt quá trình vận chuyển.

Trong phòng thử nghiệm, lắc nhẹ sàng được ngâm trong nước biển để tách các sinh vật và di chuyển chúng bằng pipet miệng rộng, thìa hoặc lưới mịn. Đảm bảo rằng các sinh vật được sàng luôn chìm trong nước biển.

Để giảm thiểu gây áp lực, cần xử lý cẩn thận và nhanh các sinh vật. Phải loại bỏ cá thể giáp xác amphipoda bị chết, bị thương hoặc tiếp xúc với bề mặt khô. Chỉ chuyển những con giáp xác amphipoda đang hoạt động và khỏe mạnh mới vào thùng giữ/thùng chứa để thích nghi. Tùy thuộc vào loài, các cá thể không chui xuống hoặc trồi lên khỏi trầm tích bất cứ lúc nào trong thời gian giữ/thích nghi và dường như đã chết hoặc không hoạt động khi bị chạm nhẹ phải bị loại bỏ.

Vào ngày thử nghiệm, cần chọn những cá thể đang hoạt động và khỏe mạnh, đồng thời có hình dáng và tập tính đặc trưng cho loài đó. Loại bỏ những cá thể có dấu hiệu không bình thường hoặc không điển hình.

Đếm các giáp xác amphipoda đã chọn để sử dụng trong thử nghiệm khi chúng được chuyển vào các dụng cụ chứa (ví dụ: khay nhựa hoặc cốc thủy tinh).

Cho ít nhất từ 2 cm đến 4 cm trầm tích đối chứng đã sàng lọc lại trước đó (không có giáp xác amphipoda nhỏ và các sinh vật khác) và ít nhất từ 2 cm đến 5 cm lớp nước biển phía trên vào các dụng cụ chứa này. Mật độ của các sinh vật cỡ lớn trong trầm tích không được vượt quá mật độ quan sát được tại hiện trường hoặc một cá thể giáp xác amphipoda trên một cm2 để tránh mật độ quá dày đặc.

Đặt các thùng chứa có các sinh vật ở một trong những nơi sau:

(i) Bể hoặc máng có nước biển chảy;

(ii) Bể lớn (ví dụ: từ 60 L đến 100 L) chứa nước biển hoàn nguyên hoặc nước biển sạch được giữ trong điều kiện tĩnh;

(iii) Bể nhỏ hơn (ví dụ: từ 20 L đến 40 L) chứa nước biển được giữ trong điều kiện bán tĩnh (ví dụ: thay mới 50 % lượng nước biển hàng ngày), trừ khi sử dụng hệ thống nước tái chế bằng xử lý thích hợp, trong trường hợp đó hàng ngày không cần thay nước biển mới; hoặc

(iv) Phòng riêng biệt với điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thích hợp.

Thời gian chiếu sáng 16 h và để tối 8 h được khuyến nghị trong quá trình giữ/thích nghi giáp xác amphipoda. Nước biển trong dụng cụ chứa phải được sục khí.

Các giáp xác amphipoda thu được tại hiện trường hoặc được nuôi phải được thích nghi với các điều kiện nhiệt độ và độ mặn thử nghiệm trong thời gian tối thiểu 3 ngày.

Khi đến phòng thử nghiệm, để giáp xác amphipoda thích nghi từ điều kiện độ mặn tại hiện trường sang điều kiện độ mặn thử nghiệm bằng cách thay đổi độ mặn trong dụng cụ chứa với tốc độ 5 g/(kg x ngày) (hoặc chậm hơn tùy thuộc vào loài được sử dụng). Sự thích nghi của giáp xác amphipoda với các điều kiện nhiệt độ thử nghiệm, bên trong dụng cụ chứa/dụng cụ chứa thích nghi, tốc độ tăng nhiệt độ không được quá 3 °C/ngày. Sau khi đạt được điều kiện độ mặn thử nghiệm, giữ sinh vật ở độ mặn đó trong ít nhất 24 h trước khi thử nghiệm.

Nhiệt độ, độ mặn, độ pH và hàm lượng oxy hòa tan phải được theo dõi và ghi lại hàng ngày trong giai đoạn thích nghi ban đầu, khi các giáp xác amphipoda đang thích nghi với các điều kiện thử nghiệm.

Sau đó, nhiệt độ, độ mặn, pH và hàm lượng oxy hòa tan phải được đo trong thời gian thích nghi còn lại, và phải được đo và ghi lại vào cuối thời kỳ thích nghi. Định kỳ hoặc liên tục thay lớp nước phía trên (tức là hàng ngày hoặc hai ngày một lần) bằng nước biển mới, đã bão hòa không khí được điều chỉnh theo nhiệt độ và độ mặn cần thiết.

Trong khi khoảng thời gian tối thiểu của giai đoạn giữ/thích nghi đối với giáp xác amphipoda là 3 ngày, thời gian giữ đối với các sinh vật thử nghiệm thu được tại hiện trường không được vượt quá 14 ngày trước khi sử dụng để thử nghiệm. Thời gian giữ tối đa không áp dụng cho các sinh vật thử nghiệm được nuôi cấy trong phòng thử nghiệm. Không được cho giáp xác amphipoda ăn trong thời gian chúng thích nghi hoặc trong điều kiện thử nghiệm.

Độ tuổi và kích thước các giáp xác amphipoda ra sao?

Tại tiết 4.1.2 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13914:2023 ISO 16712:2005 về độ tuổi và kích thước các giáp xác amphipoda như sau:

- Phải sử dụng các giáp xác amphipoda có độ tuổi và kích thước đồng đều để thử nghiệm và không được lớn hơn kích thước tối đa cho phép của loài được liệt kê trong Phụ lục B.

Không sử dụng những con cái trưởng thành mang phôi hoặc các cá thể dài hơn chiều dài tối đa (kể cả râu) vì độ tuổi của những cá thể này có thể không phù hợp, tuổi phù hợp cho phép thử được xác định trong Phụ lục B.

Tiêu chuẩn quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13914:2023 ISO 16712:2005 quy định thu thập, xử lý và vận chuyển giáp xác amphipoda ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-1:2024 tiêu chuẩn chất lượng ổn định môi trường của cốt liệu xỉ lò cao như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023 về thiết bị đo trở kháng mạch vòng trong an toàn điện của hệ thống phân phối điện hạ áp thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-4:2023 IEC TR 61400-12-4:2020 về các mô hình luồng không khí tuyến tính ra sao?
Pháp luật
Cá rô đồng đỏ có dễ bị bệnh dịch hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV không? Triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn là gì? Rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam thành tiêu chuẩn quốc gia được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Cây dừa giống là gì? Yêu cầu kỹ thuật đối với cây dừa giống được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Đinh phản quang là gì? Đinh phản quang phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Trên nhiệt kế thang đo kín để đo nhiệt lượng thì các ký hiệu nào phải được ghi nhãn bền và rõ nét?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiêu chuẩn quốc gia
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
85 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiêu chuẩn quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào