Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 6 ra sao? TCVN 11041-6:2018 có phạm vi áp dụng như thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 6 ra sao? TCVN 11041-6:2018 có phạm vi áp dụng như thế nào?
- Việc thu hái chè hữu cơ thực hiện theo TCVN 11041-6:2018 ra sao?
- Việc chế biến chè hữu cơ thực hiện theo TCVN 11041-6:2018 như thế nào?
- TCVN 11041-6:2018 có những yêu cầu chung nào về quản lý sinh vật gây hại?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 6 ra sao? TCVN 11041-6:2018 có phạm vi áp dụng như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3/SC1 Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơ gồm các phần sau đây:
- TCVN 11041-1:2017, Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,
- TCVN 11041-2:2017, Phần 2: Trồng trọt hữu cơ,
- TCVN 11041-3:2017, Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ,
- TCVN 11041-5:2018, Phần 5: Gạo hữu cơ,
- TCVN 11041-6:2018, Phần 6: Chè hữu cơ,
- TCVN 11041-7:2018, Phần 7: Sữa hữu cơ,
- TCVN 11041-8:2018, Phần 8: Tôm hữu cơ.
TCVN 11041-6:2018 có phạm vi áp dụng như sau:
TCVN 11041-6:2018 quy định các yêu cầu đối với việc trồng, thu hái, chế biến và bảo quản chè [Camellia sinensis (L.) Kuntze] hữu cơ.
Tiêu chuẩn này được áp dụng đồng thời với TCVN 11041-1:2017 và TCVN 11041-2:2017.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 6 ra sao? TCVN 11041-6:2018 có phạm vi áp dụng như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc thu hái chè hữu cơ thực hiện theo TCVN 11041-6:2018 ra sao?
Căn cứ theo quy định tại mục 5.2 TCVN 11041-6:2018 thì việc thu hái chè hữu cơ thực hiện như sau:
- Việc thu hái chè cần thực hiện vào thời điểm thích hợp. Nên hái chè thủ công; nếu dùng máy cắt chè thì phải sử dụng nhiên liệu không chứa chì để tránh ô nhiễm vào chè và vào đất.
- Chè đã hái phải đựng trong vật chứa phù hợp, không nén chặt, không đựng trong bao kín, không để héo (trừ nguyên liệu dùng để chế biến một số sản phẩm như chè ô long), không để lẫn với vật lạ và tạp chất.
- Thời gian đưa chè đến nơi chế biến không được lớn hơn 8 h.
- Phân loại chè cẩn thận nhằm đảm bảo lá chè xanh có chất lượng đều và loại bỏ những vật liệu không phù hợp trước khi chế biến chè.
- Phải có nhãn thích hợp, ghi rõ loại chè, nguồn gốc, thời gian và phương pháp thu hái.
- Không được có nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hữu cơ.
- Khi vận chuyển chè búp tươi, phải có sự tách biệt vật lý giữa các sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm thông thường và chúng không được vận chuyển đồng thời.
- Đối với chè thu hái tự nhiên, ngoài các nội dung nêu trên, cần tuân thủ quy định nêu trong 5.1.12 của TCVN 11041-2:2017.
Việc chế biến chè hữu cơ thực hiện theo TCVN 11041-6:2018 như thế nào?
Theo mục 5.3 TCVN 11041-6:2018 thì việc chế biến chè hữu cơ thực hiện theo mục 5.3 của TCVN 11041-1:2017 và các yêu cầu sau đây:
- Trang thiết bị chế biến (ví dụ: chảo/đĩa sao chè), đặc biệt là bề mặt tiếp xúc với chè phải an toàn trước khi sử dụng.
- Trong và sau quá trình chế biến, cần có biện pháp để tránh lẫn lộn sản phẩm hữu cơ với các sản phẩm thông thường. Mỗi túi đựng chè hữu cơ phải có nhãn nhận diện phù hợp, bao gồm cả thông tin về thời điểm chế biến. Sản phẩm phải được đựng trong các túi sạch hoặc trong các thùng đựng kín khí, đảm bảo tính toàn vẹn hữu cơ.
- Đối với quá trình chế biến chè ướp hoa (ví dụ: chè sen, chè nhài), phải sử dụng các loại hoa hữu cơ hoặc đang chuyển đổi sang hữu cơ.
- Không được sử dụng phụ gia tổng hợp và hương liệu tổng hợp.
- Đối với các phụ liệu khác, có thể sử dụng thành phần không hữu cơ, nhưng không được vượt quá 5 % tổng khối lượng và không phải là thành phần biến đổi gen. Nếu các nguyên liệu này có sẵn dạng hữu cơ thì phải sử dụng dạng hữu cơ.
TCVN 11041-6:2018 có những yêu cầu chung nào về quản lý sinh vật gây hại?
Tại mục 5.1.10.1 TCVN 11041-6:2018 thì những yêu cầu chung về quản lý sinh vật gây hại như sau:
- Phải có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại. Cần xem xét sự cân bằng của thiên địch so với quần thể sinh vật gây hại và sức khỏe của cây chè trước khi sử dụng các chất được sản xuất tự nhiên hoặc các chất cho phép để kiểm soát sinh vật gây hại được nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041-2:2017.
- Để kiểm soát sinh vật gây hại, cần áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp các biện pháp sau đây:
- Sử dụng giống chè kháng sâu bệnh và phù hợp với điều kiện sinh thái của khu vực trồng chè cụ thể;
- Áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp như làm đất, giữ khoảng cách thích hợp giữa các hàng chè, thay đổi thời kỳ đốn, thu hái chè theo nhiều đợt, hái san chật/hái thường xuyên những búp đủ tiêu chí hái [khí tán chè có 30 % búp đủ tiêu chí hái, tránh khoảng cách hái quá dài sẽ tạo cơ hội cho côn trùng gây hại (ví dụ: bọ xít muỗi, bọ trĩ, rầy xanh) đẻ trứng); duy trì độ phì của đất và cân bằng chất dinh dưỡng cũng như quản lý nước cho sự phát triển của cây chè khỏe mạnh; kết hợp bón lót và cày sâu trong vườn chè vào cuối mùa thu để giảm số lượng sâu bướm cánh vảy trong mùa đông; làm sạch khu vực đất rụng lá ở giữa các hàng chè, ngăn ngừa và xử lý sâu bệnh ở lớp đất mặt.
- Sử dụng biện pháp vật lý như vệ sinh vườn chè để loại bỏ mầm bệnh và cỏ dại; lấp đất diệt nhộng; dùng vợt, bẫy dính, bẫy ánh sáng để bắt côn trùng gây hại;
- Sử dụng biện pháp sinh học: dùng bẫy bả sinh học, nuôi thả và bảo vệ thiên địch, trồng cây dẫn dụ hoặc cây xua đuổi côn trùng gây hại, sử dụng vi sinh vật và chế phẩm sinh học nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041-2:2017 cũng như các chế phẩm thực vật tự nhiên khác (ví dụ: sản phẩm chứa pyrethrum tự nhiên, dịch chiết từ các loại cây như ớt, lá hoặc hạt cây neem, thân cây thuốc lá, thuốc lào).
- Nếu các biện pháp nêu trong 5.1.10.2 đến 5.1.10.5 không thể bảo vệ cây chè trước sự bùng phát của bệnh hại và sinh vật gây hại nghiêm trọng thì có thể sử dụng các chất nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041-2:2017.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?