Sáp nhập tỉnh: Tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau sáp nhập được xác định ra sao?
Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BNV được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 04/2024/TT-BNV có quy định như sau:
Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức
1. Việc xác định cơ cấu ngạch công chức của từng cơ quan, tổ chức hành chính của các bộ, ngành, địa phương được căn cứ vào:
a) Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành và vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung do Bộ Nội vụ và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn theo quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;
b) Mức độ phức tạp của công việc và số lượng biên chế công chức cần bố trí theo từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức chuyên ngành tương ứng với vị trí việc làm.
2. Khi xác định cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức hành chính thì không tính cán bộ, công chức đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý.
Trong thời gian chưa thực hiện trả lương theo chức vụ, chức danh theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được dự thi, xét nâng ngạch tương ứng với mức độ phức tạp của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý nhưng không tính vào cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức
Như vậy, theo quy định trên thì căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức đối với công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các yếu tố sau:
- Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành và công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung: Là các vị trí công chức được xác định theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, căn cứ vào Nghị định số 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức.
- Mức độ phức tạp của công việc và số lượng biên chế công chức: Việc xác định cơ cấu ngạch công chức còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc và số lượng biên chế cần bố trí cho từng vị trí công việc trong cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức chuyên ngành: Đây là tiêu chuẩn chức danh của ngạch công chức tương ứng với từng vị trí việc làm, đảm bảo tính phù hợp giữa yêu cầu công việc và trình độ chuyên môn của công chức.
Ngoài ra, khi xác định cơ cấu ngạch công chức, các cán bộ, công chức đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, quản lý không được tính vào cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức.
Đặc biệt, trong giai đoạn chưa thực hiện trả lương theo chức vụ, chức danh theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, các cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vẫn có thể tham gia thi, xét nâng ngạch nhưng không tính vào cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức.
Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm những gì? (Hình từ internet)
Sáp nhập tỉnh: Tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau sáp nhập được xác định ra sao?
Căn cứ theo Điều 2b Thông tư 13/2022/TT-BNV được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2024/TT-BNV có quy định về tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau sáp nhập bao gồm:
Tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 50%;
b) Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.
2. Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trực thuộc Trung ương:
a) Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 40%;
b) Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau sáp nhập được xác định như sau:
- Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 50%;
+ Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.
- Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trực thuộc Trung ương:
- Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 40%;
- Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định rằng:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, k và l khoản 1 Điều 15 của Luật này;
b) Tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các nguồn lực khác để thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;
c) Chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, chính quyền các địa phương thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, liên kết địa phương, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân;
d) Thực hiện quản lý hành chính nhà nước tại địa phương bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, quản trị hiện đại, trong sạch, công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân;
đ) Quản lý biên chế công chức trong các cơ quan hành chính của chính quyền địa phương các cấp, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, số lượng cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố của địa phương theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền;
e) Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình; quyết định thành lập, tổ chức lại, thay đổi tên gọi, giải thể và quy định tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình theo quy định của pháp luật;
g) Quyết định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân từng đơn vị hành chính cấp huyện bảo đảm tổng số Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn không vượt quá tổng số tính theo khung số lượng do Chính phủ quy định;
h) Ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật;
i) Ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp mình;
k) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh hiện nay được quy định như trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có phải công khai diện tích đất chưa cho thuê không?
- An toàn lao động là gì? Người lao động có những quyền lợi gì trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ BHXH có bị trích 10% thuế TNCN khi làm hợp đồng thuê khoán không?
- Thuyết minh về ngôi trường em đang học ngắn gọn? Dàn ý thuyết minh về ngôi trường em đang học chi tiết?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được xác định trên cơ sở nguyên tắc phân định thẩm quyền như thế nào?