Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-3:2017 về chăn nuôi hữu cơ như thế nào? Nguyên tắc chăn nuôi hữu cơ là gì?
Nguyên tắc chăn nuôi hữu cơ là gì?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn TCVN 11041-3:2017 có nêu rõ nguyên tắc chăn nuôi hữu cơ như sau:
Chăn nuôi hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung theo Điều 4 Tiêu chuẩn TCVN 11041-1:2017 và các nguyên tắc cụ thể như sau:
- Duy trì và tăng cường độ phì của đất tự nhiên, sự ổn định và độ tơi xốp của đất, chống xói mòn đất;
- Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo và các vật tư, nguyên liệu đầu vào không có nguồn gốc nông nghiệp;
- Tái chế các chất thải và phụ phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật làm nguyên liệu đầu vào cho chăn nuôi;
- Có tính đến cân bằng sinh thái tại khu vực sản xuất;
- Duy trì sức khỏe động vật bằng cách khuyến khích bảo vệ miễn dịch tự nhiên của động vật, cũng như lựa chọn giống vật nuôi và phương thức chăn nuôi thích hợp;
- Sử dụng phương thức chăn nuôi phù hợp với khu vực chăn nuôi;
- Đảm bảo quyền động vật theo các nhu cầu cụ thể của từng loài vật nuôi;
- Khuyến khích sản xuất các sản phẩm từ động vật được nuôi hữu cơ ngay từ khi mới sinh và trong toàn bộ quãng thời gian sống;
- Lựa chọn giống vật nuôi theo khả năng thích ứng của vật nuôi với điều kiện địa phương, sức sống và khả năng đề kháng với bệnh tật hoặc các vấn đề sức khỏe;
- Sử dụng thức ăn chăn nuôi hữu cơ chứa các thành phần thu được từ canh tác hữu cơ, trong trường hợp sử dụng các thành phần không có nguồn gốc nông nghiệp thì các thành phần này phải có nguồn gốc thiên nhiên;
- Áp dụng các biện pháp chăn nuôi, tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng cường phòng vệ tự nhiên chống lại bệnh tật, đặc biệt là cho vật nuôi vận động thường xuyên và cho tiếp cận các khu vực ngoài trời và đồng cỏ, khi thích hợp.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-3:2017 về chăn nuôi hữu cơ như thế nào? Nguyên tắc chăn nuôi hữu cơ là gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ là gì?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn TCVN 11041-3:2017 có nêu rõ yêu cầu chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ như sau:
Chuyển đổi đồng cỏ hoặc vùng đất dự kiến dùng để trồng cây làm thức ăn chăn nuôi
Việc chuyển đổi đồng cỏ hoặc vùng đất dự kiến dùng để trồng cây làm thức ăn chăn nuôi phải phù hợp với tiểu mục 5.1.2 Mục 5 Tiêu chuẩn TCVN 11041-3:2017.
“Giai đoạn chuyển đổi có thể được rút ngắn hoặc các điều kiện để chuyển đổi có thể được giảm bớt đối với đồng cỏ, khu hoạt động ngoài trời và các khu vực cho vật nuôi vận động được dùng cho các loài không ăn cỏ.
Chuyển đổi vật nuôi
Khi vùng đất đã đạt yêu cầu để sản xuất hữu cơ thì các vật nuôi không hữu cơ cần được nuôi dưỡng theo phương pháp hữu cơ trong một thời kỳ như sau:
Đối với trâu, bò và ngựa
- Trâu, bò và ngựa hướng thịt: phải ít nhất ba phần tư quãng thời gian sống (chu kỳ sản xuất) của chúng được nuôi theo phương pháp hữu cơ và không ít hơn 12 tháng;
- Bê, nghé để lấy thịt: ít nhất 6 tháng; bê, nghé được chăn nuôi hữu cơ ngay khi được cai sữa và khi đó chúng phải nhỏ hơn 6 tháng tuổi;
- Bò sữa: ít nhất 3 tháng; sau thời gian này sản phẩm sữa được phân loại là “sữa hữu cơ trong thời gian chuyển đổi” và 6 tháng sau sản phẩm sữa có thể được chứng nhận là “sữa hữu cơ”.
Đối với cừu và dê
- Cừu và dê hướng thịt: ít nhất 4 tháng;
- Cừu và dê hướng sữa: ít nhất 3 tháng, sau thời gian này sản phẩm sữa được phân loại là “sữa hữu cơ trong thời gian chuyển đổi” và 6 tháng tháng sau sản phẩm sữa có thể được chứng nhận là “sữa hữu cơ”.
Đối với lợn
- Lợn hướng thịt: phải ít nhất ba phần tư quãng thời gian sống của chúng và không ít hơn 4 tháng.
Đối với gia cầm
- Gia cầm hướng thịt: toàn bộ quãng thời gian sống;
- Gia cầm hướng trứng: ít nhất 6 tuần.
Các loại gia súc phải được nuôi hữu cơ ngay sau khi cai sữa, các loại gia cầm phải nuôi hữu cơ trong vòng 3 ngày sau khi nở ấp.
Giai đoạn chuyển đổi có thể được rút ngắn hoặc các điều kiện để chuyển đổi có thể được giảm bớt đối với trâu bò, ngựa, cừu, dê được chăn nuôi quảng canh trong thời kỳ chuyển đổi hoặc đàn gia súc lấy sữa mới chuyển đổi lần đầu tiên.
Chuyển đổi đồng thời vật nuôi và đồng cỏ và/hoặc đất đai
Nếu vật nuôi và đồng cỏ cùng chuyển sang sản xuất hữu cơ nhưng đồng cỏ kết thúc thời kì chuyển đổi trước thì vật nuôi vẫn phải tiếp tục thời kì chuyển đổi theo tiểu mục 5.1.2.2 Mục 5 Tiêu chuẩn TCVN 11041-3:2017.
Nếu chuyển đổi đồng thời vật nuôi và đất đai chỉ dùng cho chăn nuôi trong cùng một cơ sở thì thời kỳ chuyển đổi đối với cả vật nuôi, đồng cỏ và/hoặc đất dùng để chăn thả vật nuôi có thể giảm xuống còn 12 tháng chỉ trong trường hợp các vật nuôi và con cái của chúng được cho ăn chủ yếu là các sản phẩm từ chính cơ sở đó.
Yêu cầu về khu vực sản xuất của chăn nuôi hữu cơ là gì?
Tại tiểu mục 5.1.1 Mục 5 TCVN 11041-3:2017 có nêu rõ yêu cầu về khu vực sản xuất của chăn nuôi hữu cơ như sau:
Khu vực chăn nuôi hữu cơ phải được khoanh vùng, phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ, cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.
Cơ sở chăn nuôi phải có diện tích chuồng trại, diện tích chăn thả. Cơ sở chăn nuôi phải có nơi để chứa, ủ phân, chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạch toán tăng giảm tài sản cố định theo quy định nào? Mẫu File excel quản lý tăng giảm tài sản cố định dành cho doanh nghiệp?
- Gợi ý trách nhiệm của tập thể cá nhân tại Báo cáo kiểm điểm tập thể? Cách viết trách nhiệm của tập thể cá nhân trong kiểm điểm?
- Đối tượng phải kiểm điểm cuối năm cấp ủy ở cơ sở bao gồm những ai? Đánh giá xếp loại cuối năm đối với cấp ủy ở cơ sở?
- Cách viết Biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu biên bản họp tổ đảng?
- Cách ghi hạn chế khuyết điểm trong Báo cáo kiểm điểm Chi ủy Chi bộ cuối năm? Tải về mẫu viết sẵn?