Tiêu chuẩn đối với giảng viên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo Thông tư 03 mới nhất ra sao?
- Tiêu chuẩn đối với giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ra sao?
- Định mức giờ chuẩn giảng dạy trong 01 năm đối với giảng viên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là bao nhiêu giờ?
- Giảng viên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có được hưởng phụ cấp giảng dạy không?
Tiêu chuẩn đối với giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ra sao?
Căn cứ Thông tư 3/2023/TT-BNV hướng dẫn một số quy định của Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tại đây.
Tại Điều 13 Thông tư 3/2023/TT-BNV có quy định về tiêu chuẩn đối với giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Tiêu chuẩn
1. Giảng viên cao cấp:
a) Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Giảng viên chính:
a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Giảng viên:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Như vậy, theo quy định trên, đối với bậc giảng viên, giảng viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
- Có trình độ lý luận chính trị.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức giảng viên đại học.
- Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu.
Tiêu chuẩn đối với giảng viên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC theo Thông tư 03 mới nhất ra sao?
Định mức giờ chuẩn giảng dạy trong 01 năm đối với giảng viên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là bao nhiêu giờ?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Thông tư 3/2023/TT-BNV như sau:
Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy
1. Thời gian làm việc của giảng viên thực hiện theo chế độ làm việc 40 giờ trong một tuần.
2. Tổng thời gian làm việc của giảng viên trong một năm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác là 1.760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.
3. Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa), bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.
4. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, trong đó một tiết (45 phút) giảng bài, thảo luận trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa) được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy và được quy định cụ thể tại Điều 19 Thông tư này.
5. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong một năm:
a) Giảng viên tập sự: Tối đa 90 giờ chuẩn.
b) Giảng viên: 270 giờ chuẩn.
c) Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn.
d) Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn.
đ) Giờ chuẩn trực tiếp lên lớp của các chức danh giảng viên quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này chiếm tối thiểu 50% định mức quy định tương ứng.
6. Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định cụ thể định mức giờ chuẩn cho từng giảng viên, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị nhưng không cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với định mức giờ chuẩn được quy định tại khoản 5 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong 01 năm là 270 giờ.
Tùy vào tình hình thực tế của đơn vị, thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định cụ thể định mức giờ chuẩn cho từng giảng viên. Trong đó, định mức giờ chuẩn không cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với định mức 270 giờ.
Giảng viên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có được hưởng phụ cấp giảng dạy không?
Căn cứ nội dung được quy định tại Điều 23 Thông tư 3/2023/TT-BNV như sau:
Chính sách đối với giảng viên
1. Giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được hưởng chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp giảng dạy, được trả lương dạy thêm giờ và các chính sách, chế độ khác của giảng viên cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật; được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được bổ nhiệm phó giáo sư, giáo sư và được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giảng viên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có được hưởng phụ cấp giảng dạy theo quy định của pháp luật.
Thông tư 3/2023/TT-BNV sẽ có hiệu lực từ ngày 15/6/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?