Thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng không? Rủi ro khi thỏa thuận thử việc nhưng không ký hợp đồng?

Cho tôi hỏi thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng không? Thỏa thuận thử việc nhưng không ký hợp đồng thì có thể bị xâm phạm những quyền lợi gì? Đây là câu hỏi của bạn Hân đến từ Vĩnh Long.

Thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định về thử việc như sau:

Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. Các bên khi có thỏa thuận về việc làm thử thì có thể ghi nhận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc.

Tải về mẫu hợp đồng thử việc mới nhất 2023: Tại Đây

Thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng không? Thỏa thuận thử việc nhưng không ký hợp đồng có trái pháp luật không?

Thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng không? Thỏa thuận thử việc nhưng không ký hợp đồng có trái pháp luật không?

Hình thức của hợp đồng thử việc được quy định như thế nào?

Hiện nay, tại Bộ luật Lao động 2019 không có quy định về hình thức của hợp đồng thử việc. Bộ luật Lao động 2019 chỉ có quy định về hình thức của hợp đồng lao động.

Cụ thể, tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức của hợp đồng lao động cụ thể như sau:

Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Đối với hợp đồng lao động bằng lời nói chỉ được áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng nhưng với trường hợp này người lao động sẽ không phải thử việc

Trường hợp nếu các bên lựa chọn thỏa thuận thử việc tại hợp đồng lao động, các bên sẽ phải tiến hành giao kết hợp đồng bằng văn bản hoặc thông qua dữ liệu điện tử. Còn nếu giao kết hợp đồng thử việc, các bên được tùy chọn hình thức của hợp đồng.

Như vậy, khi thử việc, các bên không bắt buộc phải ký thành hợp đồng. Dù có thỏa thuận về thử việc nhưng không ký hợp đồng vẫn được coi là đúng luật.

Thỏa thuận miệng khi thử việc, người lao động có gặp rủi ro không?

- Dễ bị xâm phạm các quyền lợi chính đáng trong thời gian thử việc

Tại Bộ luật Lao động 2019 có quy định rằng trong thời gian thử việc người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi như:

+ Đảm bảo về thời gian thử việc: Không quá 180 ngày với công việc của người quản lý doanh nghiệp; không quá 60 ngày với công việc cần trình độ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày với công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; không quá 06 ngày làm việc với công việc khác (Điều 25 Bộ luật Lao động 2019)

+ Lương thử việc: Được trả ít nhất 85% tiền lương cho công việc làm thử (Điều 26 Bộ luật Lao động 2019).

+ Ngoài ra cũng được đảm bảo về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi,…

Khi các bên thỏa thuận miệng về vấn đề thử việc thì những quyền lợi nêu trên của người lao động rất dễ bị vi phạm. Nhiều trường hợp người sử dụng lao động chỉ trả 80% lương cho người lao động hoặc kéo dài thời gian thử việc so với quy định,…

- Người sử dụng lao động thường tùy ý cho nghỉ việc.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định rằng Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, việc không có văn bản ràng buộc về pháp lý thì doanh nghiệp vẫn dễ dàng cho người lao động nghỉ việc theo ý muốn của mình.

- Không có căn cứ để giải quyết quyền lợi khi xảy ra tranh chấp

Đây được xem là một trong những thiệt thòi nhất của người lao động khi không giao kết hợp đồng thử việc hoặc giao kết hợp đồng thử việc bằng lời nói đối với người sử dụng lao động. Khi không có một văn bản pháp lý nào ràng buộc thì sẽ không có căn cứ để giải quyết những quyền lợi của người lao động khi có sự tranh chấp xảy ra.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Hợp đồng thử việc Tải về quy định liên quan đến Hợp đồng thử việc:
Thời gian thử việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời gian thử việc có phụ thuộc vào trình độ văn hóa của người lao động hay không? Điều kiện để ký hợp đồng thử việc 30 ngày là gì?
Pháp luật
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân trong thời gian thử việc, tập sự mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có được phép kéo dài thời gian thử việc khi người lao động chưa đạt yêu cầu không?
Pháp luật
Thời gian thử việc theo quy định mới là bao lâu? Có được lồng ghép thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động không?
Pháp luật
Có chi trả cùng kỳ trả lương tiền bảo hiểm của hợp đồng thử việc không? Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu thông báo kết quả thử việc đạt yêu cầu mới nhất? Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động có bị phạt không?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng thử việc 2024? Mẫu hợp đồng thử việc song ngữ? Mẫu hợp đồng thử việc file word mới nhất ở đâu?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất được quy định như thế nào? Thời gian thử việc tối đa cho một công việc là bao lâu?
Pháp luật
Hợp đồng thử việc là gì? Người lao động có được ký hợp đồng chính thức khi hết thời gian thử việc không?
Pháp luật
Thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng không? Rủi ro khi thỏa thuận thử việc nhưng không ký hợp đồng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng thử việc
51,652 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng thử việc Thời gian thử việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng thử việc Xem toàn bộ văn bản về Thời gian thử việc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào