Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật hiện nay gồm những bước nào?
- Trường hợp nào cơ sở phải xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật?
- Hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật ra sao?
- Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật hiện nay gồm những bước nào?
- Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật có hiệu lực trong thời gian bao lâu?
Trường hợp nào cơ sở phải xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật?
Căn cứ theo các quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT và khoản a tiểu mục 2 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023.
Các trường hợp cơ sở phải thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật bao gồm:
- Cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định (sau 05 năm kể từ ngày cấp);
- Cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận;
- Cơ sở không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định hoặc không thực hiện khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y hoặc cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác trong trường hợp áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến tại cơ sở đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh;
- Cơ sở xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn; đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực hiện giám sát dịch bệnh.
Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật hiện nay gồm những bước nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật ra sao?
Hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được quy định tại khoản c tiểu mục 2 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023.
Cụ thể như sau:
- Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận: Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT.
- Đối với cơ sở đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh:
+ Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT;
+ Báo cáo khắc phục sai lỗi.
- Đối với cơ sở đã xử lý dịch bệnh và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định:
+ Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT;
+ Báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh.
Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật hiện nay gồm những bước nào?
Theo khoản 2 Điều 19 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT và khoản c tiểu mục 2 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023, trình tự, thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật gồm những bước sau:
- Bước 1: Gửi hồ sơ
Chủ cơ sở đăng ký cấp lại Giấy nhận an toàn dịch bệnh động vật đối với cơ sở phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước gửi hồ sơ đến Cục Thú y qua 03 cách thức sau:
- Gửi trực tiếp;
- Qua dịch vụ công trực tuyến;
- Qua dịch vụ bưu chính.
Đối với cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận do Giấy chứng nhận hết hiệu lực thì chủ cơ sở gửi hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.
- Bước 2: Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh, Cục Thú y thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở.
Trường hợp không cấp lại, Cục Thú y trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
Phí, lệ phí: 1.000.000 đồng/lần.
Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật có hiệu lực trong thời gian bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTN về hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật như sau:
Hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Giấy chứng nhận có hiệu lực 05 năm kể từ ngày cấp.
2. Giấy chứng nhận hết hiệu lực thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sau 05 năm kể từ ngày cấp;
b) Cơ sở bị giải thể hoặc không còn hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với loại động vật đã được công nhận an toàn dịch bệnh;
c) Xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn tại cơ sở;
d) Không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Điều 21 Thông tư này hoặc không thực hiện khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y;
đ) Cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 16 Thông tư này.
3. Cơ quan thú y đưa tên cơ sở ra khỏi danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với các cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTN nêu trên thì Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật có giá trị sử dụng trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề xuất mức xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm là mẫu nào? Tải về file word mẫu đề xuất?
- Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đất năng lượng?
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?