Thủ tục cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư gồm có những giấy tờ gì?
- Hệ thống chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư bao gồm những chứng chỉ gì?
Thủ tục cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Nghị định 63/2023/NĐ-CP quy định thủ tục cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư được thực hiện như sau:
Bước 1: Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư đến Bộ Thông tin và Truyền thông qua đường bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bước 2: Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định về thành phần hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo, hướng dẫn tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư theo Mẫu 04 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 63/2023/NĐ-CP.
Hoặc từ chối cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư và nêu rõ lý do.
Bước 4: Kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư được gửi tới tổ chức qua một trong các phương thức sau: trả kết quả qua đường bưu chính hoặc trả trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thủ tục cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư gồm có những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Nghị định 63/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư gồm:
- Văn bản đề nghị cấp đổi giấy công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư theo Mẫu 05 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 63/2023/NĐ-CP;
- Báo cáo về thay đổi thông tin của tổ chức trong trường hợp có sự thay đổi thông tin (có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của tổ chức đề nghị cấp giấy công nhận).
Hệ thống chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư bao gồm những chứng chỉ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Nghị định 63/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hệ thống chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư
1. Hệ thống chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư gồm:
a) Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp một: người có chứng chỉ này được phép khai thác đài vô tuyến điện nghiệp dư trên tất cả các phương thức phát với công suất phát ra ăng-ten không vượt quá 1000W (Oát);
b) Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp hai: người có chứng chỉ này được phép khai thác đài vô tuyến điện nghiệp dư trên tất cả các phương thức phát với công suất phát ra ăng-ten không vượt quá 200W (Oát);
c) Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp ba: người có chứng chỉ này được phép khai thác đài vô tuyến điện nghiệp dư trên tất cả các phương thức phát với công suất phát ra ăng-ten không vượt quá 50W (Oát);
d) Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp bốn: người có chứng chỉ này được phép khai thác đài vô tuyến điện nghiệp dư trên tất cả các phương thức phát (trừ phương thức phát điện báo CW) với công suất phát ra ăng-ten không vượt quá 20W (Oát).
2. Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư có giá trị sử dụng cho đến khi bị thu hồi theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, hệ thống chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư bao gồm:
- Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp một: người có chứng chỉ này được phép khai thác đài vô tuyến điện nghiệp dư trên tất cả các phương thức phát với công suất phát ra ăng-ten không vượt quá 1000W (Oát);
- Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp hai: người có chứng chỉ này được phép khai thác đài vô tuyến điện nghiệp dư trên tất cả các phương thức phát với công suất phát ra ăng-ten không vượt quá 200W (Oát);
- Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp ba: người có chứng chỉ này được phép khai thác đài vô tuyến điện nghiệp dư trên tất cả các phương thức phát với công suất phát ra ăng-ten không vượt quá 50W (Oát);
- Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư cấp bốn: người có chứng chỉ này được phép khai thác đài vô tuyến điện nghiệp dư trên tất cả các phương thức phát (trừ phương thức phát điện báo CW) với công suất phát ra ăng-ten không vượt quá 20W (Oát).
Theo đó, chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư có giá trị sử dụng cho đến khi bị thu hồi theo quy định tại Nghị định 63/2023/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?