Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định công tác tái hòa nhập đối với người chấp hành xong án phạt tù?
- Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định công tác tái hòa nhập đối với người chấp hành xong án phạt tù?
- Kinh phí thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng của lực lượng Công an nhân dân được quy định như thế nào?
- Đối tượng thuộc diện tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ bao gồm những đối tượng nào?
Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định công tác tái hòa nhập đối với người chấp hành xong án phạt tù?
Ngày 15 tháng 3 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định về công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù của lực lượng Công an nhân dân.
Thông tư 10/2024/TT-BCA áp dụng đối với những đối tượng sau:
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân, Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện, Công an cấp xã (gọi chung là Công an các đơn vị, địa phương).
- Người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng (gọi chung là người chấp hành xong hình phạt tù) là người Việt Nam, người nước ngoài và người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam.
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng.
Tại Điều 4 Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định về cơ sở dữ liệu tái hòa nhập cộng đồng:
- Cơ sở dữ liệu tái hòa nhập cộng đồng quản lý thông tin về tái hòa nhập cộng đồng phục vụ công tác quản lý nhà nước về tái hòa nhập cộng đồng; tích hợp, trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu thông tin tội phạm, Trung tâm thông tin, dữ liệu nghiệp vụ của Bộ Công an, cơ sở dữ liệu về quản lý tạm giữ, tạm giam và cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự.
- Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng xây dựng cơ sở dữ liệu tái hòa nhập cộng đồng thống nhất từ Bộ tới Công an cấp xã; hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương xây dựng, cài đặt, quản trị, bảo trì, cập nhật, khai thác thông tin cơ sở dữ liệu tái hòa nhập cộng đồng.
Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định công tác tái hòa nhập đối với người chấp hành xong án phạt tù?
Kinh phí thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng của lực lượng Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định kinh phí thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng của lực lượng Công an nhân dân như sau:
- Kinh phí thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng của Công an các đơn vị, địa phương từ nguồn kinh phí nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 49/2020/NĐ-CP; được bố trí trong dự toán chi an ninh hằng năm của Bộ Công an giao cho Công an các đơn vị, địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an Tòan xã hội.
- Kinh phí thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng thực hiện theo quy định tại Nghị định 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Công an các đơn vị, địa phương chủ động tham mưu với chính quyền địa phương đảm bảo ngân sách hoặc huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước 2015.
- Việc tiếp nhận tiền, ngoại tệ, hiện vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác từ nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để sử dụng cho các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 49/2020/NĐ-CP.
Đối tượng thuộc diện tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ bao gồm những đối tượng nào?
Tại Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định đối tượng thuộc diện tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ bao gồm:
- Người chấp hành xong án phạt tù, gồm phạm nhân chấp hành xong án phạt tù và người được tha tù trước thời hạn có điều kiện chấp hành xong thời gian thử thách đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù chưa được xóa án tích
- Người được đặc xá, gồm phạm nhân được đặc xá và người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá chưa được xóa án tích.
- Thời gian thực hiện tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ từ ngày chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá cho đến khi có căn cứ kết thúc quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 10/2024/TT-BCA.
- Công an cấp xã nơi người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá về cư trú thực hiện các nội dung quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ đối với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá theo quy định tại Điều 25 Nghị định 49/2020/NĐ-CP.
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang chấp hành thời gian thử thách được tiếp nhận, quản lý theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và Thông tư 65/2019/TT-BCA ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng.
Thông tư 10/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 01/05/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?