Đối với vấn đề truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân thì sẽ thực hiện theo hình thức nào?

Phạm nhân trước khi chấp hành xong hình phạt tù sẽ được tư vấn những gì để tái hòa nhập cộng đồng? Đối với vấn đề truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng phạm nhân thì sẽ thực hiện theo hình thức nào? Mong được hỗ trợ, xin cảm ơn.

Phạm nhân trước khi chấp hành xong hình phạt tù sẽ được tư vấn những gì để tái hòa nhập cộng đồng?

Theo Điều 5 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định về tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân, cụ thể:

- Trong khoảng thời gian hai tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc sau khi có kết quả thẩm định nhất trí đề nghị đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan có thẩm quyền, các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân.

- Tư vấn tâm lý nhằm cung cấp cho phạm nhân kiến thức, giúp họ định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Nội dung tư vấn bao gồm:

+ Tư vấn tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức khỏe; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội;

+ Tư vấn xóa bỏ mặc cảm, tự ti; xây dựng ý chí, niềm tin, khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng;

+ Tư vấn về lao động, việc làm, sử dụng các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan.

- Phương pháp tư vấn tâm lý cho phạm nhân:

+ Các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức cho phạm nhân đăng ký nhu cầu tư vấn bằng phiếu nêu các nội dung cần được tư vấn hoặc chủ động phát hiện các vướng mắc cần được tư vấn của phạm nhân, từ đó phân công cán bộ có kinh nghiệm, hiểu biết về các lĩnh vực để tư vấn trực tiếp cho phạm nhân. Có thể tư vấn riêng cho từng phạm nhân hoặc tư vấn nhóm cho số phạm nhân có cùng nội dung tư vấn;

+ Việc tổ chức tư vấn riêng phải được thực hiện trong các phòng tư vấn, có trang bị bàn ghế làm việc và các phương tiện cần thiết phục vụ cho việc tư vấn.

- Phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù được hỗ trợ về các thủ tục pháp lý như: đăng ký cư trú; đăng ký hộ tịch; cấp căn cước công dân; vay vốn, đăng ký kinh doanh, ký kết hợp đồng lao động và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.

- Các cơ sở giam giữ phạm nhân có thể mời cán bộ của ngành Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Hội Luật gia, Hội Liên hiệp Thanh niên, trường đại học, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm dịch vụ việc làm, các doanh nghiệp hoặc các cơ quan chức năng khác đến tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân. Những người thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội đến tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân phải được lãnh đạo cơ quan, tổ chức đó giới thiệu đến làm việc bằng văn bản và được Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đồng ý bố trí làm việc.

Như vậy, trong khoảng thời gian hai tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù phạm nhân sẽ được tư vấn về tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức khỏe; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội; xóa bỏ mặc cảm, tự ti; xây dựng ý chí, niềm tin, khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng; về lao động, việc làm, sử dụng các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan.

Tư vấn cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng

Tư vấn cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng

Phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù trước khi trở về nơi cư trú có được cấp hỗ trợ khoản tiền nào không?

Theo Điều 7 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định về hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam cho phạm nhân khi tái hòa nhập cộng đồng như sau:

- Phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện trước khi trở về nơi cư trú được cấp hỗ trợ khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.

- Căn cứ nguồn vốn của Quỹ hòa nhập cộng đồng, Giám thị trại giam quyết định mức tiền hỗ trợ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân.

Như vậy, phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù trước khi trở về nơi cư trú được cấp hỗ trợ khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.

Đối với vấn đề truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng phạm nhân thì sẽ thực hiện theo hình thức nào?

Theo Điều 9 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục đối với phạm nhân được quy định như sau:

- Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng nhằm định hướng, khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong hình phạt tù; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa việc tái phạm tội, vi phạm pháp luật của người chấp hành xong hình phạt tù.

- Nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng:

+ Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù;

+ Quyền và nghĩa vụ của công dân, quyền và nghĩa vụ của người chấp hành xong hình phạt tù được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật;

+ Biện pháp, kinh nghiệm tốt, mô hình, điển hình tiên tiến trong quản lý, giáo dục, giúp đỡ, đấu tranh xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong hình phạt tù;

+ Nhân tố tích cực tham gia thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng và những gương hoàn lương, tiến bộ tiêu biểu;

+ Các nội dung khác có liên quan đến việc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù.

- Hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục:

+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, mạng internet, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức có liên quan;

+ Phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền;

+ Thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt cộng đồng, tư vấn, giáo dục cá biệt do báo cáo viên, tuyên truyền viên, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương tổ chức;

+ Thông qua các loại hình văn hóa truyền thống, văn hóa quần chúng, sáng tác văn học, nghệ thuật;

+ Các hình thức thông tin, truyền thông giáo dục khác.

Như vậy, theo quy định này thì có ít nhất 4 cách thức để thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân.

Mục đích của thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng là nhằm định hướng, khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong hình phạt tù; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa việc tái phạm tội, vi phạm pháp luật của người chấp hành xong hình phạt tù.

Tái hòa nhập cộng đồng
Phạm nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người đi tù được ăn bao nhiêu tiền trên khẩu phần một ngày? Người đi tù thì được cấp cho những vật dụng cá nhân nào?
Pháp luật
Phạm nhân là người dưới 18 tuổi thì được nhận tiền từ thân nhân tối đa bao nhiêu lần mỗi tháng?
Pháp luật
Khi nào phạm nhân học nghề ngoài trại giam sẽ được đưa trở lại trại giam theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Phạm nhân được lựa chọn tham gia học nghề ngoài trại giam vi phạm nội quy về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định công tác tái hòa nhập đối với người chấp hành xong án phạt tù?
Pháp luật
Phạm nhân có bắt buộc phải tham gia lao động tại trại giam không? Có sức khỏe yếu có được được nghỉ lao động trong trại giam không?
Pháp luật
Phạm nhân sẽ được giam giữ tại khu giam giữ riêng nếu là người chuyển đổi giới tính đúng không?
Pháp luật
Phạm nhân dưới 18 tuổi chưa học xong chương trình tiểu học sẽ phải được phổ cập giáo dục tiểu học đúng không?
Pháp luật
Để được hỗ trợ tiền tái hòa nhập cộng đồng thì phải liên hệ ở bộ phận bên nào để được giải quyết?
Pháp luật
Phạm nhân chết tại trại giam theo quy định đơn vị nào có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký khai tử?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tái hòa nhập cộng đồng
2,642 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tái hòa nhập cộng đồng Phạm nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào