Thời lượng giảng dạy môn lịch sử trong chương trình phổ thông là bao nhiêu tiết? Đánh giá kết quả học môn lịch sử thế nào?
Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử?
Căn cứ Phần III của chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử ban hành kèm Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử được quy định như sau:
"III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai."
Như vậy, mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử được quy định như trên.
Quy định về đánh giá kết quả giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử?
Căn cứ Phần VII của chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả giáo dục như sau:
- Mục đích đánh giá kết quả giáo dục lịch sử là xác định mức độ đáp ứng của học sinh đối với yêu cầu cần đạt về kiến thức và năng lực lịch sử ở từng chủ đề, từng lớp học, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy - học nhằm đạt được mục tiêu của chương trình.
- Hoạt động đánh giá phải khuyến khích được sự say mê học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề lịch sử của học sinh; giúp học sinh có thêm sự tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập.
- Nội dung đánh giá cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức lịch sử đã học trong những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử, thuộc lòng và ghi nhớ máy móc làm trọng tâm.
- Thông qua đánh giá, giáo viên có thể nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoả về trình độ học lực của học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh chưa đạt yêu cầu về kiến thức, năng lực, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về lịch sử, đồng thời điều chỉnh, hoàn thiện phương pháp giáo dục lịch sử.
Về hình thức đánh giá, cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; kết hợp kiểm tra miệng, kiểm tra viết, bài tập thực hành, dự án nghiên cứu; kết hợp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Thời lượng giảng dạy môn lịch sử trong chương trình phổ thông là bao nhiêu tiết? Đánh giá kết quả học môn lịch sử thế nào? (Hình từ internet)
Thời lượng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử?
Căn cứ Mục 2 Phần VIII chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử quy định về thời lượng thực hiện chương trình ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT được quy định như sau:
- Thời lượng dành cho nội dung cốt lõi đối với mỗi lớp học là 52 tiết/năm học, dạy học trong 35 tuần. Dự kiến tỉ lệ % thời lượng dành cho mỗi mạch nội dung như sau:
Thời lượng dành cho các chuyên đề học tập là 35 tiết. Dự kiến số tiết của các chuyên đề học tập (bao gồm cả kiêm tra, đánh giá) như sau:
Quy định về thiết bị dạy học chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử?
Căn cứ Mục 3 Phần VIII của chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT quy định về thiết bị dạy học chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử như sau:
- Sử dụng thiết bị dạy học là một trong những điều kiện quyết định thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực.
- Cơ sở giáo dục cần có các thiết bị dạy học tối thiểu như: hệ thống bản đồ (bản đồ thế giới, bản đồ các châu lục, bản đồ Đông Nam Á và Việt Nam); tranh ảnh lịch sử, sa bản, sơ đồ, biểu đồ với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật như máy tính, đèn chiếu, máy chiếu, tivi, radio, video, các loại băng đĩa,...
- Lịch sử là môn học có hệ thống kiến thức thuộc về quá khứ, học sinh không thể trực tiếp quan sát.
- Công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ việc tái hiện lịch sử thông qua các phim tài liệu, nguồn sử liệu, hình ảnh, video,... Giáo viên cần khai thác, sử dụng các chức năng cơ bản của Internet và các phần mềm tin học để đưa vào bài giảng các hình ảnh, âm thanh, tư liệu lịch sử,... góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, truyền cảm hứng để học sinh yêu thích môn Lịch sử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?