Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai được quy định như thế nào? Hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai gồm những nội dung gì?
Quy định thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai?
Hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại khoản 13 Thông tư 11/2022/TT-NHNN là thỏa thuận cấp bảo lãnh giữa ngân hàng thương mại với chủ đầu tư và các bên liên quan khạc (nếu có) về việc ngân hàng thương mại chấp thuận bảo lãnh cho chủ đầu tư trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 5 Điều 13 Thông tư 11/2022/TT-NHNN về thời hạn hiệu lực đối với hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai như sau:
5. Thời hạn hiệu lực và nội dung của hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai:
a) Hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai có hiệu lực kể từ thời điểm ký cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh của toàn bộ các thư bảo lãnh cho bên mua hết hiệu lực theo quy định tại Điều 23 Thông tư này và mọi nghĩa vụ của chủ đầu tư đối với ngân hàng thương mại theo hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai đã hoàn thành;
Đồng thời, khoản 2 Điều 20 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định về thời hạn hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh như sau:
Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh
1. Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh được xác định từ thời điểm phát hành cam kết bảo lãnh hoặc sau thời điểm phát hành cam kết bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên liên quan cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 23 Thông tư này.
2. Thời hạn hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên thỏa thuận nhưng tối thiểu phải bằng thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh.
3. Trường hợp ngày hết hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì ngày hết hiệu lực được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
4. Việc gia hạn thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật liên quan.
Như vậy, hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết hợp đồng cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai được quy định như thế nào? Hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai gồm những nội dung gì?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13 và khoản 2 Điều 15 Thông tư 11/2022/TT-NHNN về nội dung của hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai như sau:
- Pháp luật áp dụng. Trường hợp không quy định cụ thể pháp luật áp dụng thì được hiểu các bên thỏa thuận áp dụng theo quy định pháp luật Việt Nam;
- Thông tin về các bên khi giao kết hợp đồng bảo lãnh
- Nghĩa vụ được bảo lãnh
- Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh
- Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh
- Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Phí bảo lãnh
- Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh
- Giải quyết tranh chấp phát sinh
- Ngân hàng thương mại có nghĩa vụ phát hành thư bảo lãnh cho bên mua khi nhận được hợp đồng mua, thuê mua nhà ở do chủ đầu tư gửi đến trước thời hạn giao, nhận nhà theo cam kết quy định tại hợp đồng mua, thuê mua nhà ở
- Ngân hàng thương mại và chủ đầu tư thỏa thuận cụ thể về việc ngân hàng thương mại hoặc chủ đầu tư có nghĩa vụ gửi thư bảo lãnh cho bên mua sau khi ngân hàng thương mại phát hành thư bảo lãnh
- Nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư
- Hồ sơ bên mua gửi cho ngân hàng thương mại yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải kèm theo thư bảo lãnh do ngân hàng thương mại phát hành cho bên mua.
- Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Số tiền bảo lãnh đối với nhà ở hình thành trong tương lai là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 13 Thông tư 11/2022/TT-NHNN về tiền bảo lãnh cho nhà ở hình thành trong tương lai như sau:
Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai
...
7. Số tiền bảo lãnh cho một dự án nhà ở hình thành trong tương lai tối đa bằng tổng số tiền chủ đầu tư được phép nhận ứng trước của bên mua theo quy định tại Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản và các khoản tiền khác (nếu có) theo hợp đồng mua, thuê mua nhà ở.
Theo đó, số tiền chủ đầu tư được phép nhận ứng trước được quy định tại Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 như sau:
Thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai
1. Việc thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng; trường hợp bên bán, bên cho thuê mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng.
Trường hợp bên mua, bên thuê mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng; giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua.
Thông tư 11/2022/TT-NHNN do ngân hàng Nhà nước ban hành có hiệu lực từ ngày 01/04/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?