Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài đấu nối trực tiếp không thông qua hệ thống điện quốc gia gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài đấu nối trực tiếp không thông qua hệ thống điện quốc gia gồm những gì?
- Có bao nhiêu hình thức nộp hồ sơ đối với tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu mua bán điện với nước ngoài?
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực được quy định như thế nào?
Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài đấu nối trực tiếp không thông qua hệ thống điện quốc gia gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 03/2025/TT-BCT có quy định như sau:
Theo đó, pháp luật quy định về hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài đấu nối trực tiếp không thông qua hệ thống điện quốc gia bao gồm những giấy tờ sau đây:
(1) Văn bản đề nghị phê duyệt mua bán điện với nước ngoài;
(2) Bản sao văn bản đề nghị mua điện hoặc chấp thuận bán điện của phía nước ngoài;
(3) Bản sao văn bản thỏa thuận của Đơn vị quản lý lưới điện khác trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BCT;
(4) Bản sao (có dịch thuật sang ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Việt) các văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại (nước bán điện hoặc nước mua điện) ban hành, thể hiện thông tin về năng lực và kinh nghiệm của Chủ đầu tư và các thông tin về dự án; phương án dự kiến mua bán điện với nước ngoài.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài đấu nối trực tiếp không thông qua hệ thống điện quốc gia gồm những gì? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu hình thức nộp hồ sơ đối với tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu mua bán điện với nước ngoài?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-BCT có quy định như sau:
Trình tự phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài
1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu mua, bán điện với nước ngoài có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ phê duyệt mua, bán điện với nước ngoài theo quy định tại Điều 4 Thông tư này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị phê duyệt mua, bán điện với nước ngoài.
2. Hình thức nộp hồ sơ được quy định như sau:
a) Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu mua, bán điện với nước ngoài có thể lựa chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ tới Bộ Công Thương như sau: trực tiếp, trực tuyến hoặc hoặc qua đường dịch vụ bưu chính;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: Hồ sơ phê duyệt mua, bán điện với nước ngoài nộp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Trong trường hợp hồ sơ điện tử có dung lượng lớn hoặc các tài liệu theo quy định của pháp luật không được gửi qua mạng thông tin điện tử thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường dịch vụ bưu chính;
c) Số lượng hồ sơ trong trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua đường dịch vụ bưu chính: 05 bộ.
3. Trình tự phê duyệt chủ trương mua bán, điện với nước ngoài được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này, Bộ Công Thương có trách nhiệm tổ chức thẩm định và lấy ý kiến bằng văn bản về phương án mua, bán điện với nước ngoài của dự án xuất, nhập khẩu điện của các cơ quan, đơn vị sau:
- Bộ, ngành, địa phương có liên quan đối với các dự án xuất, nhập khẩu điện đấu nối ở cấp điện áp từ 220 kV trở lên;
- Địa phương, đơn vị điện lực có liên quan đối với các dự án xuất, nhập khẩu điện đấu nối ở cấp điện áp dưới 220 kV.
...
Như vậy, pháp luật quy định đối với tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu mua bán điện với nước ngoài có thể lựa chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ tới Bộ Công Thương như sau:
- Hình thức trực tiếp;
- Hình thức trực tuyến;
- Qua đường dịch vụ bưu chính.
Lưu ý:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: Hồ sơ phê duyệt mua, bán điện với nước ngoài nộp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
- Trong trường hợp hồ sơ điện tử có dung lượng lớn hoặc các tài liệu theo quy định của pháp luật không được gửi qua mạng thông tin điện tử thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường dịch vụ bưu chính;
Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực được quy định như thế nào?
Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực được quy định tại Điều 6 Luật Điện lực 2024 như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điện lực trong phạm vi cả nước.
- Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điện lực.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về điện lực theo quy định của Luật này và phân công của Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về điện lực tại địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi của các ngân hàng chính sách có nội dung như thế nào?
- Quy chế chứng thực mẫu gồm có những nội dung nào? Công bố trên trang thông tin điện tử quy chế chứng thực là trách nhiệm của ai?
- Hội đồng Y khoa Quốc gia là gì? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Y khoa Quốc gia? Mối quan hệ công tác của hội đồng?
- Cơ sở sản xuất bia và đồ uống không cồn: Mẫu báo cáo tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng hằng năm?
- Mẫu Hóa đơn dịch vụ mới nhất? Tải về mẫu Hóa đơn dịch vụ mới nhất ở đâu? Thời điểm lập hóa đơn dịch vụ là khi nào?