Thi tuyển công chức cấp xã tại Hà Nội năm 2022: Những điều cần lưu ý về phần thi trắc nghiệm (vòng 1) trên máy tính?
Hình thức tuyển dụng công chức cấp xã thông qua thi tuyển áp dụng với chức danh nào?
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Quy chế tuyển dụng công chức xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 17/2022/QĐ-UBND thì hình thức thi tuyển công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội áp dụng với các chức danh sau đây:
"Điều 3. Phương thức tuyển dụng
1. Thi tuyển
a) Thực hiện thi tuyển đối với các chức danh Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội (trừ trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức cấp xã quy định tại Điều 40, Điều 41 Quy chế này).
b) Nội dung, hình thức và thời gian thi tuyển thực hiện theo Điều 11, Điều 12 Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Nghị định 112/2011/NĐ-CP), được sửa đổi bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Theo đó, hình thức thi tuyển được áp dụng đối với các chức danh công chức cấp xã sau đây: Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội, trừ trường hợp đặc biệt được phép tuyển công chức không qua thi tuyển, xét tuyển theo quy định tại Điều 40, Điều 41 Quy chế này.
Thi tuyển công chức tại Hà Nội năm 2022: Những điều cần lưu ý về phần thi trắc nghiệm (vòng 1) trên máy tính?
Nội dung thi tuyển dụng công chức cấp xã gồm những gì?
Theo hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 112/2011/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 34/2019/NĐ-CP) về nội dung thi tuyển dụng công chức cấp xã như sau:
Thi tuyển công chức cấp xã được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
(1) Vòng 1: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy vi tính. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện không có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
- Nội dung thi trắc nghiệm gồm 2 phần:
Phần I: Kiến thức chung 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thời gian thi 60 phút;
Phần II: Tin học 30 câu hỏi về kiến thức cơ bản, kỹ năng ứng dụng tin học văn phòng vào nhiệm vụ chuyên môn. Thời gian thi 30 phút;
Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.
(2) Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
- Nội dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của chức danh công chức cần tuyển dụng.
Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí chức danh công chức yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau, bảo đảm phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng;
- Hình thức thi: Thi phỏng vấn hoặc thi viết:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hình thức thi phỏng vấn hoặc thi viết. Trường hợp vòng 2 được tổ chức bằng hình thức phỏng vấn thì không thực hiện việc phúc khảo;
- Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút, thi viết 180 phút;
- Thang điểm (thi phỏng vấn hoặc thi viết): 100 điểm.
Những điều cần lưu ý về phần thi trắc nghiệm (vòng 1) trên máy tính?
* Quyền của người dự thi khi thi trắc nghiệm trên máy vi tính
Theo hướng dẫn tại Điều 24 Quy chế tuyển dụng công chức xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 17/2022/QĐ-UBND thì người dự thi khi thi trên máy tính sẽ được đảm bảo các quyền sau đây:
"Điều 24. Quyền của người dự thi khi thi trắc nghiệm trên máy vi tính
1. Trường hợp người dự thi gặp sự cố về máy trạm trong quá trình thi thì báo ngay cho giám thị coi thi biết để lập biên bản xác nhận sự cố và được làm lại bài thi ngay trong buổi thi đó.
2. Có quyền tố giác những người vi phạm nội quy, quy chế thi cho giám thị phòng thi, Trưởng ban coi thi hoặc thành viên Hội đồng."
* Hướng giải quyết khi phát hiện sai sót trong đề thi
Theo hướng dẫn tại Điều 25 Quy chế tuyển dụng công chức xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 17/2022/QĐ-UBND về giải quyết kiến nghị về bài thi như sau:
"Điều 25. Giải quyết kiến nghị về bài thi
1. Không phúc khảo kết quả đối với bài thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
2. Trường hợp người dự thi phát hiện câu hỏi thi có sai sót, phải viết đơn kiến nghị ngay sau khi kết thúc ca thi gửi Ban coi thi. Trưởng ban coi thi có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng để xem xét, giải quyết ngay trong buổi thi đó. Không giải quyết các đơn kiến nghị về bài thi trên máy vi tính của người dự thi nhận được sau thời gian nêu trên."
Như vậy, người dự thi công chức không được khảo kết quả đối với bài thi trắc nghiệm trên máy vi tính. Trường hợp người dự thi phát hiện câu hỏi thi có sai sót, phải viết đơn kiến nghị ngay sau khi kết thúc ca thi gửi Ban coi thi. Trưởng ban coi thi có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng để xem xét, giải quyết ngay trong buổi thi đó. Không giải quyết các đơn kiến nghị về bài thi trên máy vi tính của người dự thi nhận được sau thời gian nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?