Thí sinh được phép thi lại một kỹ năng trong bài thi IELTS từ tháng 4/2024 nếu không đạt điểm mong muốn?
Thí sinh được phép thi lại một kỹ năng trong bài thi IELTS từ tháng 4/2024 nếu không đạt điểm mong muốn?
Từ tháng 4/2024, Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh được đăng ký thi lại một trong bốn kỹ năng IELTS.
Theo đó, các thí sinh đăng ký dự thi chứng chỉ IELTS có thể thi lại một trong 4 bài thi: nghe, nói, đọc, viết nếu chưa hài lòng về kết quả. Đây là tính năng mới trong bài thi IELTS có tên gọi là One Skill Retake (OSR).
Tính năng này cho phép thí sinh làm lại một trong bốn kỹ năng trong lần thi đầu tiên, thay vì phải làm lại toàn bộ bài thi như trước. Dù chọn thi lại kỹ năng nào, lệ phí cũng đều như nhau.
Thí sinh có thể đăng ký thi lại IELTS trong vòng 60 ngày sau khi đã nhận kết quả ở lần thi đầu tiên. Sau khi hoàn thành bài thi lại, thí sinh sẽ nhận được bảng điểm (Test result form) thứ hai với điểm số mới. Thời gian nhận bảng điểm mới này là từ 3-5 ngày, theo các đơn vị đồng tổ chức thi IELTS.
Tính năng thi lại mang đến cho thí sinh thêm cơ hội, giúp thí sinh đạt được mục tiêu học tập. Tính đến nay có hơn 60 quốc gia trên thế giới áp dụng tính năng này trong công tác khảo thí IELTS.
Tại Việt Nam, bài thi IELTS được Bộ GD&ĐT công nhận để xét miễn thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh. Trong khi đó, nhiều trường đại học dùng để xét tuyển đầu vào, bằng cách quy đổi theo thang điểm riêng rồi kết hợp với điểm học bạ, điểm thi tốt nghiệp hoặc điểm thi đánh giá năng lực.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Thí sinh được phép thi lại một kỹ năng trong bài thi IELTS từ tháng 4/2024 nếu không đạt điểm mong muốn? (Hình từ Internet)
IELTS bao nhiêu chấm thì được miễn thi tiếng anh năm 2024?
Theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT có nêu rõ những chứng chỉ sẽ được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 như sau:
I. Đối với tiếng anh
TT | Chứng chỉ đạt yêu cầu tối thiểu | Đơn vị cấp chứng chỉ |
1 | - TOEFL ITP 450 điểm - TOEFL iBT 45 điểm - TOEIC (4 kỹ năng) Nghe: 275; Đọc: 275; Nói: 120; Viết: 120 | Educational Testing Service (ETS) |
2 | IELTS 4.0 điểm | British Council (BC); International Development Program (IDP) |
3 | - B1 Preliminary - B1 Business Preliminary - B1 Linguaskill | Cambridge Assessment English |
4 | Aptis ESOL B1 | British Council (BC) |
5 | Pearson English International Certificate (PEIC) Level 2 | Pearson |
5 | Chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Bậc 3 | Các đơn vị tổ chức thi theo quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hiện hành |
Theo đó, chứng chỉ IELTS 4.0 điểm sẽ được miễn thi môn tiếng anh năm 2024.
Quy định hiện nay về trách nhiệm của thí sinh trong xét tuyển đại học như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT về trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác xét tuyển như sau:
Trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác xét tuyển
1. Trách nhiệm của thí sinh
a) Tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, không đăng ký nguyện vọng vào những ngành, chương trình đào tạo hay phương thức tuyển sinh mà không đủ điều kiện;
b) Cung cấp đầy đủ và bảo đảm tính chính xác của tất cả thông tin đăng ký dự tuyển, bao gồm cả thông tin cá nhân, thông tin khu vực và đối tượng ưu tiên (nếu có), nguyện vọng đăng ký; tính xác thực của các giấy tờ minh chứng;
c) Đồng ý để cơ sở đào tạo mà mình dự tuyển được quyền sử dụng thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác xét tuyển;
d) Hoàn thành thanh toán lệ phí tuyển sinh trước khi kết thúc thủ tục đăng ký dự tuyển.
...
3. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo
a) Cung cấp đầy đủ, đúng định dạng và bảo đảm tính xác thực của thông tin, dữ liệu tuyển sinh lên hệ thống theo hướng dẫn của Bộ GDĐT;
b) Quy định (hoặc thống nhất với các cơ sở đào tạo khác) về mức thu, phương thức thu và sử dụng lệ phí dịch vụ tuyển sinh;
c) Cung cấp đầy đủ thông tin, tư vấn và hướng dẫn thí sinh, không để thí sinh đăng ký dự tuyển vào một ngành, chương trình đào tạo hay theo một phương thức tuyển sinh của cơ sở đào tạo mà không đủ điều kiện;
d) Bảo đảm quy trình xét tuyển chính xác, công bằng, khách quan; thực hiện các cam kết theo đề án tuyển sinh đã công bố;
đ) Kiểm tra thông tin và hồ sơ minh chứng khi thí sinh nhập học, bảo đảm tất cả thí sinh nhập học phải đủ điều kiện trúng tuyển;
e) Giải quyết đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan tới công tác xét tuyển của cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thí sinh có những trách nhiệm dưới đây trong công tác xét tuyển bao gồm:
- Tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, không đăng ký nguyện vọng vào những ngành, chương trình đào tạo hay phương thức tuyển sinh mà không đủ điều kiện;
- Cung cấp đầy đủ và bảo đảm tính chính xác của tất cả thông tin đăng ký dự tuyển, bao gồm cả thông tin cá nhân, thông tin khu vực và đối tượng ưu tiên (nếu có), nguyện vọng đăng ký; tính xác thực của các giấy tờ minh chứng;
- Đồng ý để cơ sở đào tạo mà mình dự tuyển được quyền sử dụng thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác xét tuyển;
- Hoàn thành thanh toán lệ phí tuyển sinh trước khi kết thúc thủ tục đăng ký dự tuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?