Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, những nội dung nào người lao động ở doanh nghiệp Nhà nước bàn và quyết định?
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, những nội dung nào người lao động ở doanh nghiệp Nhà nước bàn và quyết định?
Căn cứ tại Điều 67 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về những nội dung người lao động ở doanh nghiệp Nhà nước bàn và quyết định như sau:
Những nội dung người lao động bàn và quyết định
1. Nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật.
2. Việc lập các loại quỹ và thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản từ thu nhập, đóng góp của người lao động.
3. Việc bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
4. Nội dung nghị quyết của hội nghị người lao động.
5. Các nội dung tự quản khác trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Như vậy, theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, những nội dung người lao động ở doanh nghiệp Nhà nước bàn và quyết định bao gồm:
(1) Nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật.
(2) Việc lập các loại quỹ và thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản từ thu nhập, đóng góp của người lao động.
(3) Việc bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
(4) Nội dung nghị quyết của hội nghị người lao động.
(5) Các nội dung tự quản khác trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, những nội dung nào người lao động ở doanh nghiệp Nhà nước bàn và quyết định? (Hình ảnh Internet)
Người lao động ở doanh nghiệp Nhà nước bàn và quyết định dưới hình thức nào?
Căn cứ tại Điều 68 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về hình thức người lao động ở doanh nghiệp Nhà nước bàn và quyết định như sau:
- Người lao động bàn và quyết định các nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 67 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 tại hội nghị người lao động trên cơ sở đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có), người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước hoặc khi có ít nhất là một phần ba tổng số người lao động của doanh nghiệp cùng đề nghị.
- Trường hợp không thể tổ chức hội nghị người lao động vì lý do bất khả kháng hoặc hội nghị đã được triệu tập đến lần thứ hai nhưng vẫn không có đủ số người tham dự quy định tại điểm c khoản 2 Điều 69 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước, sau khi đã thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có), quyết định tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể người lao động trong doanh nghiệp.
- Việc bàn và quyết định nội dung quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
Tổ chức hội nghị người lao động ở doanh nghiệp Nhà nước như thế nào?
Căn cứ tại Điều 69 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về tổ chức hội nghị người lao động ở doanh nghiệp Nhà nước như sau:
(1) Hội nghị người lao động do ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước và Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) phối hợp tổ chức.
Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm tiếp theo do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định sau khi lấy ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có).
Hội nghị người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.
(2) Thành phần dự hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
- Đối với doanh nghiệp có sử dụng ít hơn 100 người lao động, thì tổ chức hội nghị toàn thể người lao động của doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 69 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022;
- Đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 100 người lao động trở lên hoặc có dưới 100 người lao động nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc, thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể người lao động hoặc đại biểu người lao động phù hợp với đặc điểm tình hình của doanh nghiệp;
- Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số người lao động của doanh nghiệp hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
(3) Nội dung, thành phần tham gia, thời điểm tổ chức, địa điểm, trình tự, trách nhiệm tổ chức hội nghị người lao động thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?