Thành phố Hồ Chí Minh sẽ áp dụng mức phạt gấp đôi so với quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP?
- Những hành vi vi phạm giao thông đường bộ nào tại Thành phố sẽ bị xử phạt gấp đôi so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP?
- Dự kiến mức phạt tối đa đối với cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu tiền?
- Thẩm quyền xử phạt cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc về ai?
Những hành vi vi phạm giao thông đường bộ nào tại Thành phố sẽ bị xử phạt gấp đôi so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP?
Theo quy định tại Điều 1 Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết này như sau:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị quyết này quy định khung tiền phạt cụ thể đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng (viết tắt là Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
2. Nghị quyết này được áp dụng đối với các hành vi được quy định tại điểm g khoản 2, điểm e khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 5; điểm k khoản 1, điểm đ và điểm h khoản 2, điểm c, đ, g, k, i khoản 3, điểm e, g khoản 4, điểm a khoản 5, và điểm a, b, c khoản 8 Điều 6; điểm đ, k khoản 5 Điều 23 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
3. Những hành vi không được quy định trong Nghị quyết; các hình thức xử phạt khác không phải là phạt tiền, thủ tục xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và những nội dung khác được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
4. Việc áp dụng khung tiền phạt theo Nghị quyết được thực hiện trên phạm vi toàn địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh."
Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ theo các điều khoản nêu trên tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt tiền gấp đôi mức phạt tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ áp dụng mức phạt gấp đôi so với quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP?
Dự kiến mức phạt tối đa đối với cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Điều 1 Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì mức phạt tối đa đối với cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là 75 triệu đồng, cụ thể như sau:
"Điều 2. Nguyên tắc áp dụng:
1. Khung tiền phạt quy định đối với hành vi vi phạm hành chính trong Nghị quyết bằng 02 lần khung tiền phạt được quy định đối với hành vi vi phạm tương ứng trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị quyết này là mức phạt tối đa đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 75 triệu đồng."
Thẩm quyền xử phạt cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc về ai?
Theo quy định tại Điều 3 Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về thẩm quyền xử phạt cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
"Điều 3. Thẩm quyền xử phạt
Các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021) có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị quyết này."
Theo đó, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021) có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị quyết này.
Chi tiết nội dung Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?