Mức phạt cao nhất đối với người chạy xe gắn máy không có thắng tham gia giao thông theo Nghị định 168?
Mức phạt cao nhất đối với người chạy xe gắn máy không có thắng tham gia giao thông theo Nghị định 168?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định về mức phạt người chạy xe gắn máy không có thắng tham gia giao thông như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
d) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) hoặc sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) đã hết hạn sử dụng, hết hiệu lực;
...
Theo đó, từ năm 2025, người chạy xe gắn máy không có thắng tham gia giao thông có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Do đó, năm 2025 nếu người chạy xe gắn máy không có thắng tham gia giao thông có thể bị phạt cao nhất là 600.000 đồng.
Mức phạt cao nhất đối với người chạy xe gắn máy không có thắng tham gia giao thông theo Nghị định 168? (Hình từ Internet)
Người chạy xe gắn máy không có thắng có trừ điểm giấy phép lái xe?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 14 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
...
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này bị thu hồi chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) không đúng số khung, số động cơ (số máy) của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
8. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm.
Như vậy, ngoài việc bị phạt tiền thì hiện nay pháp luật không có quy định về việc trừ điểm giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe gắn máy không có thắng tham gia giao thông.
Người chạy xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:
Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
2. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
b) Tín hiệu đèn giao thông;
c) Biển báo hiệu đường bộ;
d) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
đ) Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang,
cột Km, cọc H;
e) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
3. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được quy định như sau:
a) Tay bên phải giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở tất cả các hướng phải dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông được đi;
...
Như vậy, người chạy xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
(1) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
(2) Tín hiệu đèn giao thông;
(3) Biển báo hiệu đường bộ;
(4) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
(5) Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H;
(6) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì là gì? Tiền thưởng Huân chương Bảo vệ tổ quốc hạng Nhì dành cho cá nhân, tổ chức?
- Nghị quyết 74 thực hiện Kết luận 127, 130, 137 và Công văn 43: lập đề án sáp nhập tỉnh xã, tổng kết việc sáp nhập trước ngày nào?
- Bài thu hoạch về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên? Liên hệ bản thân về trách nhiệm nêu gương?
- Ý nghĩa logo tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam? Nội dung tuyên truyền ngày Giải phóng miền Nam?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 8 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 8 4 2025?