Thành lập ban soạn thảo ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Thành lập ban soạn thảo ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Căn cứ vào Điều 17 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập
1. Cơ quan tham mưu trình chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo và Vụ Pháp chế trình Bộ trưởng ký Quyết định thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật Ban hành văn bản) và nghị định của Chính phủ (trong trường hợp cần thiết).
2. Thành phần, nguyên tắc hoạt động, trách nhiệm của Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập thực hiện theo quy định tại các Điều 52, 53, 54 của Luật Ban hành văn bản và các Điều 26, 27 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP .
Tại Điều 26 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Thành lập và hoạt động của Ban soạn thảo
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban soạn thảo trong các trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ được phân công chủ trì soạn thảo:
a) Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật;
b) Nghị định của Chính phủ nếu thấy cần thiết.
2. Thành phần Ban soạn thảo theo quy định tại Điều 53 và điểm b khoản 2 Điều 90 của Luật.
Ban soạn thảo chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi văn bản được ban hành.
3. Ban soạn thảo hoạt động theo các nguyên tắc sau:
a) Thảo luận tập thể;
b) Bảo đảm tính minh bạch, tính khách quan và khoa học;
c) Đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng Ban soạn thảo, thành viên Ban soạn thảo.
4. Cuộc họp của Ban soạn thảo được tiến hành theo quy định sau:
a) Trưởng Ban soạn thảo triệu tập cuộc họp của Ban soạn thảo tùy theo tính chất, nội dung của dự án, dự thảo và yêu cầu về tiến độ soạn thảo;
b) Cuộc họp của Ban soạn thảo có sự tham dự của đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học và các thành viên Tổ biên tập;
c) Tại cuộc họp, các thành viên Ban soạn thảo thảo luận những vấn đề quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật;
d) Tài liệu họp Ban soạn thảo phải được cơ quan chủ trì soạn thảo chuẩn bị và gửi đến các thành viên Ban soạn thảo chậm nhất là 05 ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.
Theo như những quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sẽ có thầm quyền thành lập ban soạn thảo ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải khi chủ trì soạn thảo luật, nghị quyết, nghị định.
Ban soạn thảo ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải sẽ hoạt động theo 03 nguyên tắc như sau:
- Thảo luận tập thể
- Bảo đảm tính minh bạch, khách quan và khoa học
- Đề cao trách nhiệm cá nhân của Trường ban soạn thảo, thành viên ban soạn thảo.
Thành lập ban soạn thảo ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào? (Hình từ Internet)
Bố cục văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được trình bày như thế nào?
Căn cứ vào Điều 18 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại Chương V của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
Tại Điều 68 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Trình bày bố cục của văn bản
1. Việc sắp xếp các quy định về cùng một vấn đề trong phần, chương, mục, tiểu mục phải bảo đảm nguyên tắc:
a) Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể;
b) Quy định về nội dung được trình bày trước quy định về thủ tục;
c) Quy định về quyền và nghĩa vụ được trình bày trước quy định về chế tài;
d) Quy định phổ biến được trình bày trước quy định đặc thù;
đ) Quy định chung được trình bày trước quy định ngoại lệ.
2. Việc trình bày bố cục của văn bản phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
a) Phần là bố cục lớn nhất được trình bày trong văn bản, nội dung của các phần trong văn bản phải độc lập với nhau;
b) Chương là bố cục lớn thứ hai được trình bày trong văn bản, các chương trong văn bản phải có nội dung tương đối độc lập và có tính hệ thống, lô gích với nhau;
c) Mục là bố cục lớn thứ ba được trình bày trong văn bản, việc phân chia các mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô gích với nhau. Mục có thể được sử dụng trong chương có nhiều nội dung, điều;
d) Tiểu mục là bố cục lớn thứ tư được trình bày trong văn bản, việc phân chia các tiểu mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô gích với nhau. Tiểu mục có thể được sử dụng trong chương có nhiều nội dung, mục, điều;
đ) Điều có thể được trình bày theo khoản, điểm. Nội dung của từng điều phải thể hiện đầy đủ, trọn ý và trọn câu, đúng ngữ pháp;
e) Khoản được sử dụng trong trường hợp nội dung của điều có các ý tương đối độc lập với nhau, nội dung mỗi khoản phải được thể hiện đầy đủ một ý; mỗi khoản phải viết đầy đủ thành câu;
g) Điểm được sử dụng trong trường hợp nội dung khoản có nhiều ý khác nhau.
Theo như quy định trên thì bố cục của văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành, chủ trì soạn thảo sẽ được trình bày như sau:
- Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể;
- Quy định về nội dung được trình bày trước quy định về thủ tục;
- Quy định về quyền và nghĩa vụ được trình bày trước quy định về chế tài;
- Quy định phổ biến được trình bày trước quy định đặc thù;
- Quy định chung được trình bày trước quy định ngoại lệ.
Những cơ quan nào chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải?
Căn cứ vào Điều 19 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như sau:
- Các Cục trực tiếp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức mình hoặc theo phân công của Bộ trưởng.
- Các Vụ trực tiếp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật mang tính chất đặc thù hoặc theo phân công của Bộ trưởng.
Thông tư 26/2022/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?