Thẩm quyền miễn nhiệm Chủ tịch nước được quy định như thế nào? Nguyên tắc miễn nhiệm Chủ tịch nước là gì?
Miễn nhiệm là gì? Nguyên tắc miễn nhiệm Chủ tịch nước là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021, miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức.
Tại Điều 3 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định nguyên tắc thực hiện quy định về miễn nhiệm Chủ tịch nước như sau:
- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước.
- Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu nêu cao trách nhiệm trong việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.
- Kiên quyết, kịp thời xem xét cho miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ. Không thực hiện việc cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm.
Thẩm quyền miễn nhiệm Chủ tịch nước được quy định như thế nào? Nguyên tắc miễn nhiệm Chủ tịch nước là gì?
Thẩm quyền miễn nhiệm chủ tịch nước được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định về thẩm quyền miễn nhiệm Chủ tịch nước như sau:
- Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo quy định thì có thẩm quyền xem xét cho cán bộ miễn nhiệm, từ chức.
- Đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo báo cáo cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ đề xuất việc cho miễn nhiệm, từ chức.
- Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị cấp trên có quyền yêu cầu cấp dưới xem xét, thực hiện việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ theo Quy định 41-QĐ/TW năm 2021.
Theo như quy định thì Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch nước. Do đó, Quốc hội sẽ là cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm Chủ tịch nước.
Căn cứ xem xét miễn nhiệm Chủ tịch nước là gì?
Tại Điều 5 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định việc xem xét miễn nhiệm Chủ tịch nước được căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
- Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao.
- Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm.
- Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
- Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.
Quy trình xem xét miễn nhiệm chủ tịch nước được thực hiện thế nào?
Tại Điều 8 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định về quy trình xem xét miễn nhiệm Chủ tịch nước như sau:
- Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
- Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy chế hoạt động của từng tổ chức.
Theo đó, khi đã có đủ căn cứ miễn nhiệm thì trong vòng 10 ngày làm việc thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ troa đổi và đề xuất việc xem xét miễm nhiệm Chủ tịch nước.
Cấp có thẩm quyền xem xét việc miễn nhiệm Chủ tịch nước trong vòng 10 ngày làm việc.
Hồ sơ miễn nhiệm chủ tịch nước?
Tại Điều 9 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định về hồ sơ miễn nhiệm chủ tịch nước như sau:
- Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ.
- Quyết định, kết luận, thông báo, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, biên bản hội nghị, đơn của cán bộ xin từ chức, báo cáo đề nghị của cơ quan sử dụng cán bộ và các tài liệu có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?