Chủ tịch nước có thể kiêm nhiệm chức vụ Thường trực Ban bí thư theo quy định pháp luật hiện nay không?
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 88 Hiến pháp 2013 thì Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
(2) Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
(3) Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
(4) Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
(5) Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp;
Trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
(6) Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ;
Quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70 Hiến pháp 2013; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.
Chủ tịch nước có thể kiêm nhiệm chức vụ Thường trực Ban bí thư theo quy định pháp luật hiện nay không? (Hình từ Internet)
Chức vụ Thường trực Ban bí thư có tiêu chuẩn chức danh cụ thể như thế nào?
Theo điểm 2.7 khoản 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định về tiêu chuẩn cụ thể đối với chức vụ Thường trực Ban Bí thư như sau:
KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
...
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
Tiêu chuẩn các chức danh dưới đây phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I, Quy định này; đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn của mỗi chức danh, cụ thể như sau:
...
Thường trực Ban Bí thư
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và trong toàn Đảng. Có trình độ lý luận chính trị cao, hiểu biết sâu rộng và giàu kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Có kiến thức sâu rộng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Nhạy bén về chính trị, quyết liệt trong điều hành và có năng lực điều phối hài hoà, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Bộ Chính trị quyết định.
Theo đó, tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Thường trực Ban Bí thư gồm:
- Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và trong toàn Đảng.
- Có trình độ lý luận chính trị cao, hiểu biết sâu rộng và giàu kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Có kiến thức sâu rộng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…
- Nhạy bén về chính trị, quyết liệt trong điều hành và có năng lực điều phối hài hoà, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Bộ Chính trị quyết định.
Chủ tịch nước có thể kiêm nhiệm chức vụThường trực Ban bí thư theo quy định pháp luật hiện nay không?
Theo điểm 2.4 khoản 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định về tiêu chuẩn để được bầu làm Chủ tich nước quy định như sau:
KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
...
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
Tiêu chuẩn các chức danh dưới đây phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I, Quy định này; đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn của mỗi chức danh, cụ thể như sau:
...
2.4. Chủ tịch nước
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp. Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định
...
Theo đó, tiêu chuẩn không quy định về việc nghiêm cấm việc người được bầu làm Chủ tịch nước không được kiêm nhiệm một số chức vụ khác.
Tại tiêu chuẩn về Thường trực Ban Bí thư cũng không có quy định nghiêm cấm về trường hợp kiêm nhiêm.
Đồng thời trên thực tế tại giai đoạn năm 2018 - 2021, Chủ tịch nước cũng đã từng kiêm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư. Cho nên có thể hiểu người đã được bầu làm chủ tịch nước rồi thì có thể được kiêm nhiệm thêm chức vụ Thường trực Ban bí thư nhưng cần phải đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng theo Nghị định 140/2024? Trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng?
- Mẫu đoạn văn cảm nhận về cô giáo chủ nhiệm hay cảm động nhất? Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm được quy định như thế nào?
- Mẫu phát biểu Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 mới nhất? Tải mẫu phát biểu ở đâu?
- Khái niệm cặp phạm trù nguyên nhân kết quả? Ví dụ về phạm trù nguyên nhân kết quả trong triết học? Mục tiêu của môn học Mác Lenin là gì?
- Viết đoạn văn về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11? Ai là người ký Quyết định lấy 20 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam?