Thẩm phán có được chuyển sang làm công chứng viên không? Tiêu chuẩn để thẩm phán trở thành công chứng viên 2023?
- Cá nhân phải đảm bảo tiêu chuẩn gì để được bổ nhiệm công chứng viên?
- Thẩm phán có được chuyển sang làm công chứng viên hay không? Tiêu chuẩn để thẩm phán trở thành công chứng viên 2023?
- Thẩm phán chuyển sang làm công chứng viên sẽ có những quyền và nghĩa vụ gì?
- Thẩm phán chuyển sang làm công chứng viên phải đảm bảo những nguyên tắc hành nghề công chứng nào?
Cá nhân phải đảm bảo tiêu chuẩn gì để được bổ nhiệm công chứng viên?
Căn cứ vào Điều 8 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Tiêu chuẩn công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Theo đó, một cá nhân sẽ được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên khi có bằng cử nhân luật, công tác pháp luật từ 05 trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật, tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chức hoặc hoàn thành bồi dưỡng nghề công chứng, đạt yêu cầu kiểm tra tập sự nghề công chứng và bảo đảm sức khỏe.
Thẩm phán có được chuyển sang làm công chứng viên không? Tiêu chuẩn để thẩm phán trở thành công chứng viên 2022? (Hình từ internet)
Thẩm phán có được chuyển sang làm công chứng viên hay không? Tiêu chuẩn để thẩm phán trở thành công chứng viên 2023?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Miễn đào tạo nghề công chứng
1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Theo như quy định trên thì thẩm phán đã làm việc từ 05 năm trở lên sẽ được miễn đào tạo nghề công chứng. Theo đó thì thẩm phán có thể chuyển sang làm công chứng viên.
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 10 Luật Công chứng 2014 có quy định như sau:
Miễn đào tạo nghề công chứng
…
2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
Theo đó, dù thẩm phán có từ 05 làm việc trở lên sẽ được miễn đào tạo nghề công chứng nhưng vẫn phải tham gia bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng va quy tắc đạo đức hành nghề công chứng trong thời gian 03 tháng.
Như vậy, thẩm pháp sẽ được chuyển sang làm công chứng viên khi hoàn thành khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và đáp ứng đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên theo quy định.
Thẩm phán chuyển sang làm công chứng viên sẽ có những quyền và nghĩa vụ gì?
Như đã đề cấp đến ở các nội dung trêm, trường hợp thẩm phán có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên đã tham gia bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên thì sẽ được bổ nhiệm làm công chứng viên.
Theo đó, thẩm phán chuyển sang làm công chứng viên sẽ có những quyền và nghĩa vụ như là công chứng viên quy định tại Điều 17 Luật Công chứng 2014 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
1. Công chứng viên có các quyền sau đây:
a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;
b) Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng;
c) Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;
d) Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;
đ) Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;
b) Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;
c) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
d) Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;
đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;
h) Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên;
i) Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;
k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, sau khi thẩm phán được chuyển sang làm công chứng viên thì sẽ có những quyền và nghĩa vụ theo quy định nêu trên.
Thẩm phán chuyển sang làm công chứng viên phải đảm bảo những nguyên tắc hành nghề công chứng nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Công chứng 2014 thẩm phán chuyển sang làm công chứng viên phải đảm bảo những nguyên tắc hành nghề công chứng như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Khách quan, trung thực.
- Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?